Ngày nay, thế hệ con cháu thường không khỏi trầm trồ, thán phục khi ngắm nhìn lại loạt hình ảnh năm xưa của các bà, các mẹ. Trong thời đại thiếu thốn, nhưng các giai nhân vẫn sắm sửa cho mình được bí quyết làm đẹp riêng.
Mới đây, cộng đồng mạng đang rần rần truyền tay nhau những bức hình thời trẻ của cụ bà sống thọ tới 1 thế kỉ. Đó là cụ Nguyễn Thị Băng Tâm, sinh năm 1921, là người Hà Nội gốc. Cụ bà nổi tiếng khắp mạng xã hội khi những tấm hình thanh xuân năm xưa của mình được con cháu chụp lại và đăng tải lên mạng.
Trong bức ảnh cưới được cất giữ suốt 83 năm, thiếu nữ mái tóc búi gọn với chiếc mấn, gương mặt thanh tú chính là cụ Băng Tâm, năm nay đã bước qua tuổi 100.
Theo thông tin mà cộng đồng mạng truyền tay, Cụ Tâm được sinh ra tại Pháp, năm 4 tuổi, cụ theo mẹ trở về Việt Nam và được đôi vợ chồng thương gia buôn vải nhận làm con nuôi. Vì sở hữu ngoại hình xinh xắn nên cụ được ba mẹ nuôi chiều chuộng, cho ăn ngon, uống sữa tươi mỗi ngày, đi đâu cũng có xe kéo đưa đón.
Những năm nhỏ tuổi, cụ Tâm đã sở hữu thần thái của một quý tộc với khuôn trăng trổ nét xinh đẹp.
Lớn lên, tiểu thư Băng Tâm được mệnh danh là "hoa khôi của vùng" khi sở hữu nước da trắng, đôi mắt to tròn, bàn tay mềm mại. Cô giao tiếp lưu loát bằng tiếng Pháp với vốn kiến thức sâu rộng, khiến ai cũng trầm trồ tán thưởng.
Trong đám cưới linh đình năm 17 tuổi, cô dâu mặc áo dài nhung, đầu đội khăn vấn, cổ đeo chuỗi ngọc trai, chân đi hài. Còn chú rể mặc áo the đen, đội khăn xếp, chân cũng mang hài.
Năm tháng qua đi, "nàng tiểu thư" băng thanh ngọc khiết ngày nào giờ đã bước vào mùa xuân thứ 101 của cuộc đời. Dẫu vậy, những đường nét của một hoa khôi đời đầu vẫn còn rất rõ qua sống mũi cao, đôi tai to dày.
Chia sẻ về bí quyết sống thọ, cụ Băng Tâm cho rằng rất đơn giản: hay cười, tinh thần lạc quan, gia đình đầm ấm, con cháu đoàn kết. Thật vậy, một tinh thần và thái độ sống tích cực cũng góp phần rất lớn trong việc duy trì sự tươi trẻ của nhan sắc phái nữ. Sinh ra và lớn lên trong thời đại chiến tranh, bom đạn, có lẽ không có bí quyết chống lão hóa nào mạnh mẽ bằng điều đó.
Tương truyền những năm thời chiến, hạt gạo được xem như là hạt ngọc của trời đất ban tặng, vì thế nước vo gạo cũng không được lãng phí. Phụ nữ xưa thường chắt nước vo gạo vào trong chén và dùng để rửa mặt như thể đang tận hưởng tinh hoa của đất trời. Ngoài ra, rửa mặt nước vo gạo cũng được xem là một cách giúp cho làn da mịn màng, trắng nõn theo lời của ông bà ta.
Sau này, khi khoa học phát triển, người ta nghiên cứu rằng trong gạo có chứa nhiều vitamin B5 có ích cho việc ngăn ngừa lão hóa và làm da trắng mịn, hồng hào. Thói quen dùng nước vo gạo để rửa mặt cũng được truyền cho đến ngày nay.
Vì cuộc sống còn vất vả và khó khăn, những công thức làm đẹp da còn thường xuất phát từ cung đình, nơi dành cho những bậc vua chúa, hoàng hậu. Thời nhà Nguyễn, cung đình Huế có hẳn những xưởng chế tạo mỹ phẩm cho các bà hoàng, cung phi… với nguyên liệu chính đến từ thiên nhiên. Một trong những mỹ phẩm làm đẹp da nổi tiếng nhất vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay chính là phấn nụ cung đình Huế.
Loại phấn này có công dụng dưỡng da mặt mịn màng, làm trắng da, trị mụn và tàn nhang, giải độc tố, giúp giảm viêm, hạn chế sự lão hóa của da. Quy trình sản xuất loại mỹ phẩm cung đình này rất công phu, gồm 9 công đoạn bí mật với nguyên liệu chính là thạch cao và 10 vị thuốc bắc bí truyền, một số loại hoa, nước mưa xứ Huế tinh khiết…
Các cụ xưa vẫn thường có câu: "Nhất dáng, nhì da". Thời chiến, khi nước hoa, mỹ phẩm vẫn là món đồ xa xỉ phẩm thì phái đẹp đã biết cách detox làn da bằng hơi nước và tinh dầu. Chẳng cần phải đợi đến mùa Tết, một nồi nước xông lớn với đủ các thứ lá có chứa tinh dầu thơm như: vỏ bưởi, chanh, lá hương nhu, sả luôn được các bà, mẹ nấu hằng tuần.
Khi nấu nước còn nóng thì dùng để trùm chăn kín xông làm sạch sâu làn da, giải cảm. Còn khi nước nguội, các mẹ lại dùng pha với nước giếng loãng để gội đầu. Ngày nay, công thức này vẫn còn được sử dụng rất nhiều trong xu hướng làm đẹp từ thiên nhiên để tránh các hoá chất độc hại.
Son môi