Quẳng gánh lo đi và vui sống - bạn đã sẵn sàng? Mọi người đều biết rằng Warren Buffet là một trong những nhà đầu tư thành công nhất trong lịch sử. Ông đã kiếm được hàng tỷ đô la từ các vụ đầu tư mà bản thân thực hiện trong rất nhiều năm thông qua công ty Berkshire Hathaway. Nhưng khi đầu tư là trò chơi may rủi, có ai thắc mắc rằng làm thế nào ông Buffett có thể ngủ yên trong khi hầu hết chúng ta sẽ lo đến phát ốm?
Mọi người đều biết rằng Warren Buffet là một trong những nhà đầu tư thành công nhất trong lịch sử. Ông đã kiếm được hàng tỷ đô la từ các vụ đầu tư mà bản thân thực hiện trong rất nhiều năm thông qua công ty Berkshire Hathaway. Nhưng khi đầu tư là trò chơi may rủi, có ai thắc mắc rằng làm thế nào ông Buffett có thể ngủ yên trong khi hầu hết chúng ta sẽ lo đến phát ốm?
Lấy ví dụ như khi ông Buffett đặt cược một cú lớn vào ngành công nghiệp đường sắt. Đối với những người bình thường, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc điều gì sẽ xảy ra nếu một chiếc tàu hỏa bị trật đường ray? Điều gì sẽ xảy ra với cổ phiếu đường sắt của ông? Tương tự như vậy, điều gì sẽ xảy ra với những vụ đầu tư lớn mà ông thực hiện ở các nhà băng và các công ty dịch vụ tài chính nếu xảy ra một vụ suy thoái khác? Chừng đó cũng đủ để khiến chúng ta phải phát điên.
H/a: Forbes
Thế nhưng qua tất cả, ông Buffett vẫn bình chân như vại. Dù đã đặt cược tất cả tiền bạc, ông chẳng mảy may lo lắng gì về chúng. Nhưng vì sao?
Chia sẻ với tờ New York Times, ông cho biết: "Mọi người ai cũng biết công việc của tôi nhiều sức ép và áp lực tới mức nào. Nếu không thay đổi lối sống, bạn sẽ bị đè bẹp bởi tấn công việc khổng lồ này nhưng với tôi, điều đó là không thể. Bằng cách thực hành thuần thục những chia sẻ trong cuốn sách “How to Stop Worrying and Start Living” (Quẳng Gánh Lo Đi Mà Vui Sống) của Dale Carnegie, tôi đã có một cuộc sống vô lo vô nghĩ." Và những chia sẻ đó bao gồm 6 bước cốt lõi sau đây:
#1. Tách biệt vấn đề
H/a: Arizona Education
Mấu chốt đầu tiên trong việc ngăn những lo lắng chi phối là tạo ra những khoang kín xung quanh những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của bạn. Cũng giống việc hàn kín chỗ bị rò rỉ trên tàu để ngăn nó bị chìm, bạn phải tách biệt những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của bạn từ công việc kinh doanh, các mối quan hệ cho đến các vấn đề tài chính để chúng không ảnh hưởng lẫn nhau. Đơn cử như khi đã có một ngày mệt mỏi ở công ty, bạn vẫn cần tìm cách để trở thành người cha người mẹ tốt nhất khi về nhà.
#2. Hiểu rõ vấn đề
H/a: Amazonaws
Nếu có điều gì không đúng như dự kiến xảy ra với một số mặt trong cuộc sống của bạn thì cũng đừng làm quá lên trước khi thu thập đủ thông tin về nó. Những tai hoạ hay bất trắc luôn đáng sợ nhưng chúng là nguyên nhân của sự hiểu biết không kĩ lưỡng và rõ ràng. Vậy nên, hãy dành thời gian tìm hiểu xem chuyện gì đã gây ra vấn đề. Bạn càng nắm rõ điều gì đó thì bạn càng ít lo lắng về nó.
#3. Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất
H/a: Quotivee
Sau khi đã biết vấn đề mà mình đang đối mặt, hãy tìm hiểu xem hậu quả tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì. Nếu có thể chấp nhận và chuẩn bị sẵn sàng phương án giải quyết cho tình huống tồi tệ nhất - bạn đã có thể dễ dàng loại bỏ mọi lý do để tiếp tục lo lắng về nó.
#4. Ra quyết định
H/a: Forbes
Khi đã tìm ra cách giải quyết những kết quả tồi tệ nhất sẽ xảy ra, bạn đã có thể bắt đầu nghĩ về cách tạo ra loạt kết quả tốt hơn. Hãy cân nhắc những thông tin bản thân đã tích luỹ được và quyết định cách bạn sẽ hành động. Thay vì bế tắc với những vòng xoay lo lắng khiến bạn cảm thấy tê liệt vì chưa thật sự yên tâm, hãy cứ ra quyết định khi bạn cảm thấy bản thân đã có 75% thông tin mà mình cần.
#5. Hành động
H/a: Business Insider
Một câu chuyện ngụ ngôn cổ từng kể rằng: có 5 con ếch ngồi trên một khúc gỗ. Một con ếch quyết định nhảy xuống. Hỏi còn lại bao nhiêu con ếch trên khúc gỗ? Câu trả lời là 5, vì quyết định và hành động là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau. Sau khi đã ra quyết định về điều mình có thể làm để cải thiện tình hình, hãy hành động theo quyết định đó vì hành động sẽ ngay lập tức giảm thiểu mức độ lo lắng của bạn.
#6. Buông bỏ
H/a: Elite Daily
Sau khi đã làm mọi việc tốt nhất để đương đầu với tình huống xấu nhất, thì đã đến lúc bạn cần phải chấp nhận điều xảy ra. Chẳng có ích gì khi cứ lo lắng về nó khi bạn không thể làm gì mặc dù bản thân đã cố gắng 200% khả năng. Hãy làm hòa với vấn đề, chấp nhận nó, rút kinh nghiệm và tiếp tục bước lên một nấc thang mới.
Và nếu Warren Buffett, người có hàng tỷ lý do để lo lắng có thể áp dụng 6 bước trên để giải phóng bản thân ông khỏi những lo lắng - thì bạn cũng có thể làm được.
Nguồn: Entreprenuer | Theo Cal T. - Infonet.vn