Khi bạn mười tuổi, bạn không bao giờ làm những việc bạn không thích. Khi bạn hai mươi tuổi, bạn có thể cố gắng làm một việc bạn không thích vì một ai đó. Và khi bạn ba mươi tuổi, bạn phải làm một số việc dù có thích hay không. Trải qua mất mát cũng là một loại kiến thức, một kiểu tư duy mà chúng ta buộc phải nếm qua dù có thích hay không. Ảnh hưởng của đối phương lên bạn càng nhiều, thì khi mất mát sẽ càng khó khăn để chấp nhận hơn.
Nếu hiểu biết về mất mát là một loại nhận thức, thì trải qua mất mát lại là một loại kinh nghiệm tồi tệ nhất mà không ai muốn nếm qua hai lần, đặc biệt là với cùng một câu chuyện và cùng một con người. Khi bạn mười tuổi, bạn không bao giờ làm những việc bạn không thích. Khi bạn hai mươi tuổi, bạn có thể cố gắng làm một việc bạn không thích vì một ai đó. Và khi bạn ba mươi tuổi, bạn phải làm một số việc dù có thích hay không. Đương nhiên, tôi cũng đồng ý rằng tuổi tác không phải là vấn đề, mà là tư duy của mỗi người. Trải qua mất mát cũng là một loại kiến thức, một kiểu tư duy mà chúng ta buộc phải nếm qua dù có thích hay không. Ảnh hưởng của đối phương lên bạn càng nhiều, thì khi mất mát sẽ càng khó khăn để chấp nhận hơn.
Khi thời gian trôi qua, bạn cho rằng tình cảm phai nhạt dần là chuyện bình thường. Rằng không thể lúc nào cũng hừng hực, nóng bỏng như lúc ban đầu. Rằng sẽ đến lúc sự cuồng nhiệt ấy sẽ nhường chỗ cho sự bình lặng và yên ả. Bạn tự nhủ mình đã hiểu được quy luật của tình cảm, hiểu được mất mát này là bình thường. Đến khi đối diện với khoảng cách vô hình giữa hai người, bạn mới thực sự hiểu rằng cả quá trình mất mát đó đã thay đổi một con người như thế nào.
Ban đầu, bất kỳ ai cũng cảm thấy buồn bã và tiếc nuối khi đối diện với mất mát. Bạn ra sức níu kéo, thay đổi, nỗ lực hàn gắn. Đến lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn buông xuôi thì người ấy lại quay về. Bạn cho rằng câu chuyện của mình cuối cùng cũng kết thúc có hậu. Rằng phải có đấu tranh, có cố gắng thì mới dành được thứ mình muốn. Tuy nhiên, như tôi đã nói, khi phải trải qua mất mát với cùng một câu chuyện và cùng một con người thì bạn sẽ không còn cảm giác gì nữa. Cả quãng đường dài đằng đẵng mà bạn đã phải vất vả vượt qua – phút chốc chỉ còn là một cái chớp mắt. Bạn bất lực đứng nhìn gió lùa qua kẽ tay và tự hỏi đã có chuyện gì xảy ra với mình vậy.
Bạn nhìn vào người ấy nhưng không còn thấy gì nữa. Bạn hiểu tất cả các âm thanh nhưng không nghe thấy người ấy nói gì nữa. Và cuối cùng, người ấy ở bên cạnh bạn nhưng đã không còn tồn tại nữa. Thế giới của bạn đã đóng tất cả các giác quan của bạn dành cho người ấy. Mất mát đã phong tỏa sự hiện diện và ảnh hưởng của người ấy đến bạn. Bạn bước qua chính mình và cảm giác như mọi thứ đã xảy ra từ rất lâu. Bạn ngoảnh đầu nhìn toàn bộ câu chuyện – giờ chỉ còn gói gọn trong một trang giấy.
Tôi xin khẳng định rằng bạn không hề chối bỏ quá khứ hay những dấu vết người ấy đã để lại trong cuộc đời bạn. Rằng bạn chưa từng phủ nhận những ký ức và kỷ niệm tốt đẹp. Tôi chỉ nói rằng bạn đã để lại một phần con người của mình khi đi qua mất mát. Bạn chấp nhận đối mặt với nó, trải qua nó và cuối cùng bước qua nó. Dù mất mát có khó chịu đến thế nào, dù bạn có thích nó hay không, dù bạn mười tuổi, hai mươi tuổi, hay ba mươi tuổi – tôi cảm ơn vì bạn đã vượt qua một bài học của cuộc đời.
Lâm An Nhiên -