Ai cũng có quyền yêu, và cả quyền chia tay nữa, vì những lí do của riêng mình....
Trước khi bắt đầu một mối quan hệ, con người ta luôn xem xét về nhiều điều, và đưa ra quyết định dựa trên cả lí trí và con tim. Sau một thời gian gắn kết, nếu đủ yêu sẽ nắm chặt tay bước tiếp, nếu không đủ nhiệt thành thì dừng bước và buông tay. Chia tay là khi người ta dừng lại và rời xa nhau như thế. Tôi không biết tại sao bạn chia tay. Tôi chẳng biết bạn chia tay khi nào? Nhưng tôi biết, "chia tay" chưa hẳn đã là kết thúc đâu, và có thể có thêm nhiều lần "chia tay" hơn nữa, cho dù bạn tiếp tục yêu hay thực sự chấm dứt với một mối tình để bước vào mối quan hệ mới. Có nhiều lần "chia tay" có thể gõ cửa tâm hồn hơn bạn nghĩ
1. Chia tay để thử lòngKhông ít các cặp đôi trong quãng thời gian một đến ba năm đầu tiên yêu nhau rất hay xảy ra cãi vã. Nhẹ nhàng thì giận dỗi một thời gian, gay gắt hơn thì có người sẽ thốt ra 2 từ ấy. Nói ra trong lúc tức là vậy, nhưng cũng coi luôn là cách để thử xem người còn lại liệu có yêu và cần mình không. Không phải đôi nào cũng có kiểu chia tay thử lòng này vì không phải ai cũng dễ dàng nói "mình chia tay nhé", nhưng với những cặp thường xảy ra tình huống đó, họ cũng dần quen.
2. Chia tay để tạm xa và xem xét lại tình cảmTình huống này thường xuất hiện ở các đôi bạn đã yêu nhau lâu dài và đã phần nào chín chắn. Họ chọn cách nói chia tay và trốn đi đâu đó một thời gian,không liên lạc,không soi xét, không hỏi han, không giân dỗi để mà suy nghĩ về chính chuyện tình yêu bấy lâu nay dường như nhàm chán của mình và tự hỏi bản thân làm sao để làm mới tình yêu, hay tìm một lối đi khác? Họ yêu lặng thầm và không phô trương. Cách họ vờ chia tay cũng là một cách rất nhẹ nhàng và lặng lẽ. Khi quay trở lại có thể họ sẽ tự thưởng cho mình một cuộc tình nồng thắm hơn, hoặc là một cái kết.
3. Chia tay đê kết thúc hẳn, nhưng lại mở ra một chuỗi những lần chia tay tiếp theoChính tôi đã rơi vào cái vòng luẩn quẩn này. Chia tay vì biết chắc chắn không thế tiến tới hôn nhân và vì những trận cãi vã. Quặn thắt với nỗi nhớ nhung dày vò mỗi đêm, khóc lóc vì bất lực nhưng rồi nỗi đau cũng sẽ vơi theo thời gian. Đã tưởng chừng mọi chuyện hoàn toàn kết thúc khi một trong hai người có người mới nhưng có nhiều chuyện còn phức tạp hơn trong tưởng tượng cũng như khả năng kiểm soát của chúng ta. Có người yêu mới không phải là đã hoàn toàn hết yêu người xưa. Có người yêu mới không phải là không được hỏi han hay người cũ. Chính vì suy nghĩ này, thêm vào đó là những tình cảm còn nhen nhóm trong tim, có những bạn lại tự tạo ra cơ hội để "yêu" thêm một chút- một thứ tình yêu vụng trộm và ngoài luồng. Dù biết là sai mà vẫn cố lao vào nhau và thắm thiết yêu thương. Sau một thời gian yêu đương như thế, bạn thấy mình thật tệ với người yêu hiện tại, bạn muốn dứt ra khỏi mối quan hệ "phụ" kia để về với hiện tại, bạn lại có thêm một lần "chia tay" với mối tình tưởng như đã kết thúc trước đó. Nếu kiểm soát tốt, sẽ chỉ có một lần như vậy nhưng không ít trường hợp, một chuỗi những lời "chia tay" như thế được nói ra, và dẫn đến tổn thương nhiều người.
4. Chia tay vì hoàn toàn hết yêuHết yêu, nghe thật kì lạ, vì chẳng nhẽ cảm xúc lại cũng có thể dừng như máy móc vậy sao? Nhưng hết yêu là cả giác có thật. Chia tay khi hết yêu là cái kết thật thanh thản cho một mối tình, chỉ đứng sau việc đi đến hôn nhân. Chia tay như vậy cả hai người sẽ cảm thấy thoải mái, thấy không còn làm phiền cuộc sống của người kia, không phải là gánh nặng của nhau... Khi đã không còn cảm xúc, chia tay là phương pháp chữa tuyệt vời để không làm khổ tình yêu!
Dù nói thế nào chăng nữa, tình yêu luôn là rất thiêng liêng và đẹp đẽ. Đã đến được với nhau trong cuộc đời này thì đừng dễ dàng buông lơi. Cần biết tôn trọng tình yêu của mình như chính bản thân mình vậy. Chia tay không xấu, mà còn là tốt nếu bạn biết cách kiểm soát đấy, phải không?
Trinh Nguyễn -