Lý Hương Quân
Nàng là kỹ nữ nổi tiếng trong Hương Lâu trên sông Tần Hoài, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Mới 16 tuổi nhưng Lý Hương Quân đã "nổi như cồn" nhờ nhan sắc tuyệt trần của mình. Dù được nhiều quan lại giàu có theo đuổi nhưng nàng danh kỹ này lại một lòng chung tình với chàng thư sinh nghèo tên Hầu Phương Vực.
Tương truyền, lúc nào Lý Hương Quân cũng mang bên mình một chiếc quạt lụa trên có vẽ hình hoa đào. Điều đặc biệt là chiếc quạt được vẽ bằng chính máu của Lý Hương Quân, ghi dấu mối tình ai diễm giữa nàng và người tình Hầu Phương Vực.
Lý Hương Quân có dáng người xinh tươi nhỏ nhắn, mềm mại lung linh, đầu mày cuối mắt đầu diễm lệ. Từ nhỏ, nàng lại được dạy bảo kỹ lưỡng, phong thái nho nhã nên ai cũng thương mến. Khách đến Hương Lâu chủ yếu là văn nhân tao nhã và quan lại chính trực, trong số đó có Hầu Phương Vực. Ngay lần đầu gặp nàng, chỉ một ánh mắt, chàng thư sinh đã xiêu lòng Hương Quân. Qua vài lời trò chuyện, họ càng thấy tâm đầu ý hợp, tưởng như đã quen biết nhau từ trước. Khi ấy Hầu Phương Vực 20 tuổi, một thanh niên phong lưu lỗi lạc, còn Lý Hương Quân là ngọc nữ lầu xanh xinh đẹp, đa tài.
Dù được nhiều quan lại giàu có theo đuổi nhưng nàng danh kỹ này lại một lòng chung tình với chàng thư sinh nghèo tên Hầu Phương Vực (Ảnh minh họa).
Theo lệ của Hương Lâu, khách muốn kỹ nữ nào phục vụ riêng mình thì phải đóng một số tiền lớn. Nhưng Hầu Phương Vực không lo được khoản tiền này. May mắn thay, chàng đã được một người giúp đỡ. Một thời gian sau, khi biết người cho tiền mình thực chất là Nguyễn Đại Việt - một tên quan vô lại bị thất sủng đang tìm cách lấy lòng mình, Hầu Phương Vực đã tìm mọi cách trả lại tiền. Thấy vậy, Lý Hương Quân đã bán hết nữ trang, vay mượn để giúp người yêu.
Bị trả lại tiền, Nguyễn Đại Việt vô cùng tức giận liền tìm cách trả thù khiến Hầu Phương Vực phải đi lánh nạn ở nơi xa. Kể từ đó, dù hàng trăm người giàu có, chức tước ngày ngày đem tiền bạc đến cầu hôn nhưng Lý Hương Quân một mực đóng cửa chờ người yêu.
Để trả thù, Nguyễn Đại Việt xúi một vị đại quan lấy Hương Quân về làm thiếp. Biết không cưỡng lại được, khi quân lính kéo đến, Hương Quân đã nhảy lầu tự tử, phản đối cuộc hôn nhân nhục nhã này. Thấy vậy, đại quan sợ hãi không dám lấy nàng về làm vợ nữa. Không từ bỏ ý định trả thù, Nguyễn Đại Việt đành chờ Hương Quân lành vết thương rồi đem nàng dâng vào cung cho hoàng đế.
Đến khi quân Thanh đánh vào, nàng mới chạy thoát khỏi cung điện và được người thầy dạy nhạc khi xưa che chở. Cảm động trước sự chung tình của người con gái đang chết dần vì bệnh tật, người thầy đã cất công đi tìm Hầu Phương Vực cho nàng. Nhưng khi dẫn được chàng đến nơi thì mỹ nữ tài sắc đã trút hơi thở cuối cùng, chỉ để lại cho người yêu một búi tóc đặt trên chiếc quạt - kỷ vật khi yêu của hai người.
Quan Phán Phán
Quan Phán Phán vốn là một kỹ nữ nổi danh ở Từ Châu, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc thời nhà Đường. Nàng được một viên tướng trông giữ thành ở Từ Châu tên Trương Âm lấy làm thiếp và suốt cuộc đời mình, nàng đã dành trọn sự chung tình cho người chồng này.
Chuyện kể rằng một lần, khi Bạch Cư Dị - một nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ, đi ngang qua Từ Châu đã được Trương Âm mời đãi tiệc. Trong bữa tiệc, Trương Âm có mời người vợ xinh đẹp và tài năng của mình ra múa hát. Ngưỡng mộ dung mạo xinh đẹp và tài năng của Quan Phán Phán, Bạch Cư Dị đã viết hẳn một bài thơ tặng nàng.
Cuộc đời bi kịch của người kỹ nữ tài sắc này bắt đầu vào khoảng 2 năm sau, khi chồng nàng mắc bệnh mà qua đời. Sự ra đi của Trương Âm đã khiến cho gia thế họ Trương sa sút thê thảm nhưng không vì thế mà Quan Phán Phán "trở mặt". Trái lại, nàng vẫn trân trọng những ân tình mà nhà họ Trương đã dành cho mình nên chuyển tới sinh sống tại một căn phòng cũ kỹ của Yến Tử lầu, quyết thủ tiết với Trương Âm. Thấm thoát đã 10 năm trôi qua, Quan Phán Phán sống trong cảnh người phụ nữ góa bụa.
Sau này, khi được tin người kỹ nữ xinh đẹp vẫn thủ tiết với chồng, Bạch Cư Dị không tán thành hành động này mà cho rằng, thà nàng chọn cái chết theo chồng còn hơn bởi như thế sẽ được tiếng là liệt nữ, đời sau sẽ ca ngợi tấm lòng cao cả của nàng. Rồi ông làm một bài thơ chế giễu Quan Phán Phán, khuyên nàng nên tự sát theo chồng cũ. Bài thơ đã chạm đến nỗi đau mà nàng chôn giấu hơn chục năm nay. Nàng khóc lớn và nói rằng sở dĩ biết bao năm qua nàng không đi theo chồng là bởi sợ người ngoài hiểu nhầm Trương Âm bắt thê thiếp phải chết theo mình. Và nếu nàng chết như vậy thì không thể hiện sự trung trinh với chồng mà còn làm danh tiếng Trương Âm bị bôi nhọ. Cảm thấy quá uất ức, Quan Phán Phán đã tuyệt thực, 10 ngày sau thì nàng qua đời.
Nàng hy vọng sự chung tình của mình sẽ khiến Nguyễn Chẩn hồi tâm chuyển ý (Ảnh minh họa).
Tiết Đào
Cũng là một kỹ nữ nổi tiếng tài sắc nhưng có cuộc đời bi kịch đó là Tiết Đào, một kỹ nữ nổi tiếng thời nhà Đường. Nàng sinh ra phải thời loạn, từ nhỏ đã sớm bộc lộ khả năng thơ văn nên sớm trở thành nhà thơ nữ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Cha nàng mất sớm, với tài năng và nhan sắc nổi bật, nàng đã vào kỹ viện gảy đàn, ngâm thơ và hầu rượu mua vui. Chẳng bao lâu, với nhan sắc và trí tuệ hiếm có, tên tuổi Tiết Đào đã nổi tiếng bốn phương. Nhiều người kéo nhau về Tràng An chỉ mong có dịp được một lần chiêm ngưỡng nhan sắc cũng như thưởng thức tài năng ứng thơ nhanh nhạy của nàng. Không ít khách phong lưu sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để có cơ hội gặp nàng.
Dù tài sắc vẹn toàn, môi trường lại có cơ hội tiếp xúc với không ít người giới văn sĩ, thượng lưu vậy mà cả đời nàng lại chung tình với một người duy nhất là Giám sát ngự sử Nguyễn Chẩn - người nàng tới 11 tuổi. Điều đặc biệt là thời điểm hai người gặp nhau, Tiết Đào đã 42 tuổi trong khi Nguyễn Chẩn mới ở tuổi 31. Người đời kể rằng nhờ sự đồng điệu tài năng thơ văn nên họ đã nhanh chóng nảy sinh tình cảm sau những lần đàm đạo thơ phú.
Mặc dù chênh lệch tuổi tác, dư luận thị phi, nhưng mối quan hệ của Tiết Đào và Nguyễn Chẩn đã trải qua một năm ngọt ngào, ngày ngày họ chìm trong men say tình ái, dành tặng nhau rất nhiều áng thơ tình. Đây có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất sau bao năm lưu lạc chốn thanh lâu của người kỹ nữ tài sắc này.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã "đổi chiều" kể từ khi Nguyễn Chẩn quay về Tràng An. Ngày ngày, Tiết Đào sống trong tâm trạng nhớ nhung khôn nguôi và niềm tin vào lời hứa của người yêu sẽ sớm quay trở lại với mình. Nàng đã viết những lá thư tình tha thiết gửi tới Nguyễn Chẩn. Ấy vậy mà khi trở về Tràng An, Nguyễn Chẩn lại phụ bạc người tình, đem lòng yêu người phụ nữ khác. Đau khổ nhưng Tiết Đào vẫn quyết đi tìm người yêu. Nàng hy vọng sự chung tình của mình sẽ khiến Nguyễn Chẩn hồi tâm chuyển ý.
Tình yêu, những lời khuyên nhủ của Tiết Đào chỉ được đáp lại bằng thái độ hững hờ và những lời nói như xát muối vào tim: "Cô cũng chỉ là một kỹ nữ không hơn không kém. Cô lấy danh nghĩa gì mà bắt tôi phải theo cô?”. Trái tim của người kỹ nữ chung tình vốn đã bị tổn thương sâu sắc, giờ như giọt nước ràn ly, nàng quyết định đoạn tuyệt với người yêu và bỏ đi. Về sau, nàng cạo đầu quy y cửa phật để quên đi nỗi đau bị phụ tình. Mối tình ấy kết thúc cũng là lúc nàng chôn chặt hồn thơ của mình. Cuối cùng, đến năm 65 tuổi, nàng đã qua đời trong nỗi cô đơn.
(Nguồn: Người Đưa Tin, Đất Việt, Maxreading, Wiki...)
beforeAfter('.before-after'); Có thể bạn quan tâm: