Chúng ta dẫu biết rằng tình yêu luôn phải đến từ hai phía, và cảm giác hạnh phúc với nhau phải là sự cộng hưởng từ cảm nhận của hai người. Nhưng bất công là ở chỗ, phụ nữ lại trông chờ người yêu mình thể hiện công khai, mãnh liệt hơn mình. Nàng không bận tâm phải chủ động vuốt ve chàng. Phụ nữ chủ động nhận mình làm "phái yếu" để ngoan ngoãn nép vào người đàn ông mình yêu.
Phụ nữ rất mong chờ người đàn ông sẽ chiều chuộng dỗ dành họ. Sự mong chờ tính bằng mỗi đơn vị ngây thơ, nàng càng ngây thơ lại càng tỏ ra nũng nịu để được dỗ dành. Các cô nàng cá tính hơn, dẫu có cứng rắn, thì cũng không nỡ chối từ một vòng tay, một nụ hôn mềm ngọt trên môi, một câu nói ngụ tình xao động trái tim nàng
Điều này cũng chẳng gây ra cảnh thiệt thòi với đàn ông đâu. Vì về lâu dài, phụ nữ có xu hướng gắn bó, phục vụ tận tụy và hành động tích cực vì người bạn đời của mình. Càng về sau, cùng với danh nghĩa là vợ hay người yêu "chính thức", phụ nữ luôn tự nguyện hy sinh bằng nhiều cách. Họ âm thầm hoặc lên tiếng nói về trách nhiệm của mình. Đàn ông, với thực tế là "thành phần chai sạn" hơn lắm lúc lại tỏ ra hững hờ sau khi đã "một bước" lên làm chồng.
So với phái đẹp luôn có nhiều chiêu trò để yêu thương và cứu vãn yêu thương, nàng hay thường trực cảm giác vợ chồng bị rời rạc nhau cuộc hôn nhân mới, thì đàn ông lại có xu thế ngày một "bận rộn" hơn và khoán hẳn tình yêu cho một mình vợ lèo lái.
Vì sao chúng lại vô tình bỏ mặc nhau như vậy sau khi đã "thành đôi"? Vì sao chúng ta không phải cố hết sức giữ nguyên vẹn cảm giác ban đầu. Cái mà chúng ta gọi là áp lực cuộc sống thực sự chiếm bao nhiêu phần trăm năng lượng? Và một câu nói ngọt ngào dỗ dành phái đẹp thì mất bao nhiêu giây?
Ngoc Ngan -