Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Cuộc sống
  • Đồng cảm
  • Nhật ký cuộc sống
  • Lời thì thầm: Chuyện ông bà ra trông cháu là báo hiếu cho cha mẹ hay bóc lột sức lao động của người già?

Lời thì thầm: Chuyện ông bà ra trông cháu là báo hiếu cho cha mẹ hay bóc lột sức lao động của người già?

Lời thì thầm: Chuyện ông bà ra trông cháu là báo hiếu cho cha mẹ hay bóc lột sức lao động của người già?

Trong xã hội hiện đại khi mà rất nhiều cặp vợ chồng bận bịu với công việc, chưa có đủ điều kiện sắp xếp thời gian chăm sóc con cái đặc biệt là khoảng thời gian...

07/06/2018 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

Trong xã hội hiện đại khi mà rất nhiều cặp vợ chồng bận bịu với công việc, chưa có đủ điều kiện sắp xếp thời gian chăm sóc con cái đặc biệt là khoảng thời gian sau sinh. Đó là lý do tại sao, hầu hết đều cần đến sự giúp đỡ của ông bà hai bên nội ngoại. Có nhiều câu nói như “cháu bà nội tội bà ngoại”, “mẹ chăm con không bằng bà chăm cháu” dần dần trở thành luật bất thành văn trong gia đình. Trong chương trình Lời thì thầm phát sóng lúc 21h – 22h trên kênh phát thanh JoyFM (tần số 98,9Mhz tại miền Bắc và 101,7Mhz miền Nam), chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các cặp vợ chồng có thêm những cách đối nhân xử thế phù hợp giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn: Với người Việt Nam, con cháu là tài sản vô giá không chỉ là đích tôn nối dõi mà còn mang lại niềm vui cho ông bà. Có rất nhiều người còn trẻ đã lên chức ông bà khá sớm, nên có cháu chính là niềm kiêu hãnh, niềm vui, đặc biệt là đối với ông bà ngoại. Chính vì vậy, việc bà nội hay bà ngoại nhận việc chăm sóc trong thời gian ở cữ không chỉ là chăm cho cháu mà còn là chăm người vừa sinh xong. Vì thời gian đầu, người phụ nữ phải kiêng cữ khá nhiều cần phải có người ở bên từ ăn, ở, giặt giũ, mà việc này đối với mẹ chồng có khi gặp nhiều bất tiện hơn mẹ đẻ. Vì vậy, mặc dù cũng có nhiều bà chồng tốt chăm được nhiều vì chăm con là chăm cháu, tuy nhiên là thường là các bà ngoại sẽ nhận trách nhiệm đó. Kể cả người con sinh con xong cũng cần mẹ đẻ hơn.

Trong cuộc sống hằng ngày, khi ông bà ngoại ra chăm cháu mặc dù là ruột già nhưng lại thường có nhiều mâu thuẫn về lối sống và cách cư xử. Vậy theo chuyên gia nguyên nhân của các vấn đề mâu thuẫn đó là gì?

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn: Có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình cảnh này. Thứ nhất là do tâm lý của bà ngoại ra chăm cháu là ra giúp con giúp cháu, con cháu phải nịnh mình, nghe lời mình thế nhưng ngược lại con cái lại coi việc này là đang ban phát cho ông bà niềm vui được chăm cháu. Nhiều lời ăn tiếng nói trong đời sống hằng ngày không có thưa gửi đàng hoàng, chưa thể hiện sự kính trọng. Dần dần, bà thường có suy nghĩ là “tao ra chăm cháu tao chứ có phải tao ăn trực chúng mày đâu”. Có nhiều bà còn tức giận lập tức bỏ về quê.

Thứ hai, đó là do sự khác biệt về sinh hoạt và lối sống. Thời gian ở quê thường rất sớm thế nhưng ở thành phố thì ngủ khuya dậy muộn. Bà ngoại ra chơi với cháu 1, 2 ngày thì vui chứ ra thành phố mà bị giam trong nhà sẽ dễ bị nảy sinh tâm lý mệt mỏi và khó chịu.

Thứ ba, là việc ở đây cần lo nhưng còn lo cho ông ngoại ở nhà còn nhiều hơn. Chỉ mong mong đến ngày để được về chăm nhà cửa, chăm ông.

Lời thì thầm chuyện ông bà ra trông cháu là báo hiếu cho cha mẹ hay bóc lột sức lao động của người già - 1

Rất nhiều gia đình cảm thấy đón thêm thành viên mới trong gia đình là niềm vui, nhưng nhiều nhà lại có tâm lý là việc chăm cháu là nghĩa vụ của nhà ngoại. Hai bên đùn đẩy cho nhau mặc dù đây là cháu chung. Chuyên gia nghĩ sao về việc này?

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn: Trước khi phân chia thì cần phải xem xét các điều kiện khách quan và chủ quan trong gia đình: Ví dụ bà ngoại còn trẻ khỏe nhưng ở xa, bà nội gần sẽ có thể quan tâm hơn. Nhiều bà mẹ đẻ có thể chăm con, đi nhẹ nói khẽ cho con được nhưng mẹ chồng thì khó. Tuy nhiên, xuất phát tâm lý của các bà mẹ sau khi sinh thường sẽ vẫn thích mẹ mình chăm thích hơn. Tâm lý của lần đầu làm mẹ sẽ có nhiều bỡ ngỡ, cần sự giúp đỡ của mẹ. Với mẹ chồng thì sẽ rất ngại nhưng với mẹ đẻ thì mọi thứ đều dễ dàng, kể cả việc đôi khi cáu gắt, lười biếng một chút cũng được.

Nhiều người cho rằng chăm cháu là niềm vui, thế nhưng nếu hằng ngày ông bà quanh quẩn với công việc chăm sóc cháu, tâm lý của ông bà có vấn đề gì không?

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn: Thực ra nhiều người vẫn nghĩ là vì con vì cháu chứ thực ra tâm lý là không phải lúc nào cũng thoải mái. Cơ bản nhất là không phải nhà của mình, đến nhà con mình nhưng lại cảm giác mình như khách, loanh quanh trong nhà trong bếp. Một số bà nội, bà ngoại còn trẻ sẽ có quan niệm là chơi với cháu chứ không chơi với cháu, có thể hỗ trợ con cái chứ không làm thay. Rất nhiều đôi vợ chồng trẻ bị bệnh ỷ lại, thực ra cả đời vất vả nuôi con, bây giờ đã có gia đình lại giúp đỡ cho gia đình con cái. Con cái thì nghĩ là báo hiếu nhưng thực chất là bóc lột sức lao động của người cao tuổi.

Lời thì thầm chuyện ông bà ra trông cháu là báo hiếu cho cha mẹ hay bóc lột sức lao động của người già - 2

Các cặp vợ chồng trẻ có nhiều người thấy rằng để bà ra chăm cháu ở thành phố sẽ khá bất tiện, thà thuê osin còn thoải mái hơn. Còn nếu ông bà ra chăm cháu sẽ phải tính đến chuyện cho ông bà ít tiền, trả công cho ông bà. Điều này có hợp lý không và nên làm thế nào cho khéo hơn?

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn: Thực ra trong việc này, con cái cần phải tế nhị và tinh tế hơn. Bình thường ông bà ở nhà có rất nhiều nguồn thu nhập và thú vui hằng ngày như buôn bán lẻ, chăm sóc cây cối, nhà cửa. Nếu coi việc ông bà ra để trả công là không nên. Đừng dùng cách đưa trực tiếp khiến ông bà tự ái. Thay vì vậy, hãy dành tiền biếu ông bà vào các dịp lễ tết và nói khéo để ông bà thấy được vị trí quan trọng của mình trong gia đình như: “bà ở lại con cảm thấy an tâm về cháu cũng như con cái, nhà cửa hơn”, “bà giúp con như vậy là con cảm thấy vui lắm rồi, con rất mong ông bà ở lại chăm sóc con và cháu ạ”, “con chả có gì cho được ông bà vì vậy có chút quà biếu ông bà mong ông bà sức khỏe”… Ông bà cũng không nên quá khắt khe hay quá can thiệp vào việc nuôi dạy con của con cái mình, tránh những mâu thuẫn không đáng có.

Chuyên gia có chia sẻ gì về việc các ông bà lên chăm cháu chăm con, đời sống sinh hoạt khác nhau, các đôi vợ chồng thường rất khó xử, đặc biệt là con dâu? Khi xảy ra các mâu thuẫn này, các ông chồng nên làm gì?

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn: Đã là nhờ bố mẹ thì cần phải chú ý cách cư xử, con dâu phải ý thức được mẹ chồng và chồng luôn ở cũng một phía. Cho dù người chồng biết là vợ đúng, mẹ sai nhưng không ai dám nói về việc ai đúng ai sai trước mặt bố mẹ cả. Vì vậy con dâu phải biết thân phận của bản thân, nên đứng về một phía để hai bên có thể nói chuyện rõ ràng hơn. Nếu cảm thấy không thích, thấy xích mích thì nên thuê giúp việc bên ngoài. Còn nếu không thể thì đừng suy nghĩ về việc này quá nhiều đặc biệt là thời gian sau sinh mà ảnh hưởng đến tâm lý và các mối quan hệ trong gia đình.

Lời thì thầm chuyện ông bà ra trông cháu là báo hiếu cho cha mẹ hay bóc lột sức lao động của người già - 3

Trước khi sinh, hai bên đã phải gặp nhau trước cả gia đình nên bàn luận xem nên để con ở đâu. Mỗi người đều có lý ví dụ chồng và bố mẹ chồng lại nghĩ cháu về quê sẽ không có đủ điều kiện, dinh dưỡng, không béo tốt, khỏe mạnh. Ông chồng nào cũng muốn là nhìn con và vợ ở nhà, thế nhưng vợ con về quê thì trên thành phố sẽ sinh tâm lý buồn chán. Vì vậy, theo tôi là không nên tách gia đình ra, vì vậy nếu cảm thấy như vậy sẽ phải chia sẻ thẳng thắn với cả ông bà ngoại và ông bà nội. Mình phải khẳng định là bà nào giúp thì giúp còn lại bản thân sẽ tự lực. Về mặt nguyên tắc, ai cũng cần phải có trách nhiệm làm bố. Bản thân việc này cũng giúp đôi vợ chồng trẻ có thể trưởng thành hơn. Thời gian đầu có khó khăn nhưng chắc chắn sẽ có nhiều trưởng thành hơn.

Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • shop áo khoác
  • nước uống đóng bình tphcm
  • ví da
  • cửa hàng thời trang nam
  • homestay cù lao xanh
Đánh đổi tình bạn 15 năm để giành giật lấy bạn trai của bạn thân và cái kết đắng chát cô gái nhận được sau 3 tháng có được anh ta Chia tay đôi khi không phải là do hết yêu mà là để giải thoát cho chính bản thân mình
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chia tay đôi khi không phải là do hết yêu mà là để giải thoát cho chính bản thân mình
Bên nhau 5 năm, cùng nhau trải qua biết bao biến cố trong cuộc đời, những tưởng tình yêu đấy đã chín muồi thực sự, hai con người ấy không thể rời xa nhau. Thế nhưng “cuộc...
[Chi tiết...]
Màn đánh ghen cao tay của cô vợ quê khiến ả bồ sợ xanh mặt còn chồng thì thề không bao giờ ngoại tình nữa - Chị em vào đọc học tập gấp!
Có vợ đảm con ngoan thế nhưng Tú không biết trân trọng mà anh lại đi ngoại tình rồi về nhà cáu gắt, đánh chửi vợ vô cớ. Bồ của Tú là Hà - một em chân dài, thân hình nóng...
[Chi tiết...]
Đừng tiếc người đàn ông phản bội
Dù bạn còn yêu, còn thương, còn vương thì người đàn ông đã bội bạc tình cảm của bạn, không xứng đáng để bạn dành cả đời bên anh ta. Tình yêu cần sự tha thứ và bao dung....
[Chi tiết...]
Tình yêu là khi giận nhau, hai người vẫn không bỏ cuộc
Khi bạn ở trong một mối quan hệ trưởng thành, bạn sẽ hiểu rằng tranh cãi giữa hai người là điều không thể tránh khỏi. Sẽ có những lúc bạn không đồ ý với đối phương và...
[Chi tiết...]
14 điều ít biết về những cô gái sống nội tâm
1. Họ có thể không để ý đến sinh nhật của bạn Nếu như bạn chỉ là một đồng nghiệp làm cùng phòng không hơn không kém, thì chuyện này với họ là...
[Chi tiết...]
Gửi người đàn ông cuối cùng ở lại bên cạnh cuộc đời em...
Anh trốn em kỹ đến vậy sao? Em tìm mà chẳng ra, tìm mà chẳng gặp, nhưng em tin một ngày nào đó sẽ tìm được anh, chỉ là anh trốn em ở một nơi nào đó...
[Chi tiết...]
Những điều các nàng FA cần “khắc cốt ghi tâm”
Đừng vì ế mà "nhắm mắt" đồng ý yêu ai đó. Nhiều cô gái đã duy trì một tình yêu sai lầm chỉ vì họ sợ sự cô đơn, sợ ế, sợ phải đối mặt cuộc sống...
[Chi tiết...]
Đừng tự trói mình với bóng hình của ai...
Với ai thực sự trân trọng trọng tình yêu, chia tay sẽ là điều không dễ dãi. Những cô gái từng đổ vỡ, thất bại trong tình yêu thường hay giữ hoài...
[Chi tiết...]
Gửi tôi – Cô gái ghiền cô đơn
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” Tấm bé! Cô đơn là khi bị lũ bạn bo xì không cho chơi chung, là đi học bị bọn nó bắt nạt rồi tự thấy tủi thân....
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
DANH MỤC
  • Thơ tình
  • Truyện ngắn
Từ khóa
  • thắt cà vạt
  • shop giày lười
  • quần nam đẹp
  • nước suối wami
  • giay nam
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • áo khoác nam vải dù
  • quần jean nữ
  • shop quần kaki nam
  • shop quần lót nam
  • xưởng chuyên sỉ quần áo
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay: JeanTienMai   -  Cân Nguyên Hùng
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG