Trong những năm trở lại đây, xu hướng mua bản quyền phát sóng các bộ phim truyền hình Trung Quốc không ngừng gia tăng. Có thể kể đến những cái tên đình đám như: Hoàn Châu Cách Cách, Tân Bến Thượng Hải, Bộ Bộ Kinh Tâm, Chân Hoàn Truyện… hay gần đây nhất là Lang Nha Bảng. Khi lên sóng ở các quốc gia khác, những yếu tố khác biệt về văn hóa hay thẩm mỹ đều ít nhiều ảnh hưởng đến sự thành công của các tác phẩm này. Có những phim chinh phục được trái tim của hàng triệu khán giả, có những phim lại bị “ghẻ lạnh” do khâu dịch thuật gặp nhiều khó khăn, hoặc nội dung không phù hợp với đời sống văn hóa ở nơi xứ người. Không ít những tình huống “dở khóc dở cười” đã diễn ra mỗi khi có một tác phẩm mới được bán ra nước ngoài.
Phim “Bộ Bộ Kinh Tâm”
1. Thất thế trên kênh truyền hình chínhĐây là điều rất dễ thấy khi phim truyền hình Trung Quốc được phát sóng tại Nhật và Mỹ. Chân Hoàn Truyện từng được quảng bá sẽ chiếu trên đài truyền hình Fuji của Nhật. Thực tế khi lên sóng, bộ phim này chỉ được chiếu tại BS Fuji TV – một kênh liên kết với đài truyền hình Fuji. Tương tự, khi được phát sóng ở Mỹ, Chân Hoàn Truyện cũng chỉ được chiếu trên kênh thu phí Netflix. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến rating của tác phẩm được mệnh danh là kinh điển về đề tài cung đấu của Trung Quốc. “Nương nương” Tôn Lệ cũng vì thế mà không thể thống trị màn ảnh Nhật, Mỹ.
“Chân Hoàn Truyện” lên báo tại Nhật
Gần đây, Lang Nha Bảng của Hồ Ca cũng được một đài truyền hình nói tiếng Trung của Hàn Quốc mua lại. Tuy nhiên, lượng xem mỗi tập phim không cao và đang có dấu hiệu giảm sút khi công thể cạnh tranh với các phim Hàn phát sóng cùng thời điểm. Khi được phát sóng ở Đài Loan, Lang Nha Bảng cũng chỉ “dừng chân” ở đài Hoa Thị - CTS chứ không phải ở đài truyền hình lớn Tam Lập – SETTV.
“Lang Nha Bảng” của Hồ Ca được chiếu tại Hàn Quốc
Tuy nhiên, không phải tất cả các phim truyền hình mua lại của Trung Quốc đều bị “đối xử” như vậy. Hoàn Châu Cách Cách và Tân Bến Thượng Hải là hai bộ phim đều đã từng được trình chiếu và gây sốt trên đài Tokyo TV – một trong 6 đài truyền hình lớn của Nhật. Lan Lăng Vương cũng thu được thành tích tốt khi chiếu trên đài truyền hình Fuji. Luật sư Hà Dĩ Thâm – Chung Hán Lương cũng thu được lượng lớn người hâm mộ tại Hàn Quốc, sau khi tác phẩm Bên Nhau Trọn Đời được phát sóng trên đài truyền hình chính MBC.
“Tân Bến Thượng Hải” thu được thành tích khả quan khi chiếu trên đài chính của Nhật
“Bên Nhau Trọn Đời” được trình chiếu trên đài MBC của Hàn Quốc
2. Gây sốt đến độ... bị cấm chiếuTrường hợp hi hữu này chỉ xảy ra với tác phẩm gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Hoàn Châu Cách Cách. Năm 2002, đài SBS của Hàn Quốc mua bản quyền phát sóng bộ phim này và trình chiếu vào lúc 11 giờ đêm. Vậy mà chỉ sau 3 ngày phát sóng, Hoàn Châu Cách Cách trở thành “bá chủ rating”, đánh bại tất cả các phim được chiếu trên khung giờ vàng tại đài SBS.
“Hoàn Châu Cách Cách” từng bị cấm chiếu tại Hàn Quốc
Lo lắng giới trẻ Hàn Quốc quá đắm chìm vào bộ phim này, tổng cục phim ảnh Hàn đã ra lệnh cấm ba đài lớn là SBS, KBS và MBC không được chiếu lại Hoàn Châu Cách Cách và tạm ngưng phát sóng tất cả các phim truyền hình Hoa ngữ cùng đề tài cung đình.
3. Bị cắt xén ở trong nước nhưng lại được chiếu đầy đủ tại nước ngoài
Do một số nguyên nhân về văn hóa, tư tưởng mà nhiều bản phim đã bị cắt bỏ những cảnh không phù hợp khi được chiếu trong nước. Tuy nhiên, khi được bán sang nước ngoài, những tác phẩm này lại được “khôi phục” nguyên trạng. Điển hình là phim Tân Lộc Đỉnh Ký do Trương Kỷ Trung làm đạo diễn, chàng Vi Tiểu Bảo – Huỳnh Hiểu Minh từng được bán sang tận Châu Phi với số tiền không hề nhỏ.
“Tân Lộc Đỉnh Ký” được bán sang tận Châu Phi
Khi bộ phim này trình chiếu tại Trung Quốc, cảnh Vi Tiểu Bảo nằm cạnh bảy bà vơ, hay cảnh nóng trong phim đều đã bị cắt bỏ. Vậy mà khi sang đến Châu Phi – một châu lục có số dân đa phần đều theo đạo Hồi lại khá “cởi mở” khi cho công chiếu đầy đủ các thước phim này.
4. “Khóc tức tưởi” ở khâu dịch thuậtCuối năm 2014, người dân Trung Quốc tự hào biết bao khi bộ phim Chân Hoàn Truyện được mua bản quyền phát sóng tại Mỹ. Tạm bỏ qua việc Chân Hoàn Truyện bị cắt gọn từ 76 tập xuống còn 6 tập, mỗi tập dài 90 phút thì khâu dịch thuật, chuyển ngữ sang tiếng Anh đã khiến người xem phải “cười ra nước mắt”.
Phim “Chân Hoàn Truyện”
Những phong hiệu trong hậu cung nhà Thanh như: Phi, Tần, Quý Nhân, Thường Tại… đã khiến người Mỹ muốn nổ tung đầu. Họ dịch “Thường Tại” thành “Always Here” (tạm dịch: luôn ở đây), “Quý Nhân” thành “So Expensive” (tạm dịch: siêu đắt), các danh hiệu khác đều được dịch thành “First Attendant” hay “Lady”. Tên riêng của Hoa Phi – Tưởng Hân bị chuyển thành “Consort Hua”, hình phạt “Nhất trượng hồng” trong phim được dịch thành “Scarlet red”. Chưa kể đến việc nhiều tình tiết, câu thoại trong phim đều bị cắt bỏ vì… quá khó dịch. Chẳng trách người Mỹ xem Chân Hoàn Truyện xong, chỉ thấy một đám phụ nữ phiền toái đang tranh giành một gã đàn ông.
Tên phim “Sam Sam Đến Rồi” được đổi thành “Cô Gái Lọ Lem 12 Giờ Trưa”
Thực tế cũng dễ hiểu, khi mà Chân Hoàn Truyện là một trong những bộ phim có lời thoại chứa đựng nhiều văn cổ, câu từ đều được trau chuốt hết sức cẩn thận. Muốn thể hiện hết tinh thần, tư tưởng, nội dung và tình cảm của bộ phim này thực sự là một thử thách với người phiên dịch.
Ngoài ra, một số bộ phim còn bị đổi tên cho dễ hiểu khi được phát sóng tại nước bạn. Điển hình như Bộ Bộ Kinh Tâm được đổi thành Quan Đình Nữ Cung – Nhược Hy, Sam Sam Đến Rồi được dịch thành Cô Gái Lọ Lem 12 Giờ Trưa, Lục Trinh Truyền Kỳ đổi thành Nước Mắt Hậu Cung…
(Tổng hợp)