xã hội nào cũng vậy, văn hóa nào cũng vậy. mọi người đều lên án cái xấu và muốn thanh trừ nó để có cuộc sống bình yên hơn. Điều này luôn là lẽ phải. nhưng trong lẽ phải đó thì luôn tồn tại những nghịch lý- những nghịch lý chết người.
Kẻ làm ác thì sẽ mang tội đáng bị trừng phạt nhưng không phải vì thế mà những người thân của kẻ có tội cũng phải bị trừng phạt. thế nhưng chính dư luận đã làm cho những con người vô tội ấy phải nếm trải những đau khổ cùng cực còn hơn là cái chết. Vì không có hình phạt nào dã man bằng hình phạt bằng tinh thần nó khiến con người ta chết dần trong tư tưởng và cảm xúc.
Hàng xóm bạn bè thân thuộc bấy lâu nay tự dung trở mặt chỉ vì gia đình đó có người làm ác, họ chẳng suy xét tình xưa nghĩa cũ. Thậm chí họ còn góp phần thêm thắt làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn. ngay đến cả những người không quen biết ngoài chợ thậm chí họ còn không thèm bán đồ ăn,thực phẩm chi những người là người nhà của kẻ có tội. bỗng chốc những người vô tội đôi khi họ chẳng làm hại đến ai lại phải chịu đựng cú sốc tinh thần khi người thân mình phạm lỗi lầm lớn, cộng thêm sức ép của dư luận mà đau đớn tột cùng. Họ bõng chốc bế tắc, đau khổ và họ không tìm ra được phương pháp nào tốt hơn là tìm đến cái chết để giải tỏa đau khổ cho bản thân.
Đôi khi kẻ làm việc ác chựa bị kết án tử hình thì đã nghe tin người nhà mình đã nguyên sinh vì áp lực dư luận. còn nếu họ vượt qua được tâm li muốn chết thì cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần đều rất nặng nề và nỗi đau đó gậy ra những vết thương lớn đến nỗi cả đời cũng chẳng thể lành. Chúng cứ như những vết thương luôn hở miệng chờ chực có ai nhắc đến thì lại rách toạt và chảy máu.
Nhưng, dù sao thì họ cũng đã là những người từng trải và họ chịu đựng những nỗi đau về tinh thần ấy tốt hơn so với những đứa trẻ chưa tới tuổi vị thành niên nhưng lại cha mẹ chúng chính là kẻ mang lại lỗi lầm cho xã hội. tâm hồn chúng vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho những biến cố đó, trong mắt chúng cha mẹ luôn là tất cả nhưng xã hội thì không như vậy họ chì chiết buông lời oán trách mà họ không biết rằng họ chỉ đang nói cho sướng cái miệng mặt dù họ không hề mất cọng lông sợi tóc nào.
Họ đâu biết rằng trong khi họ đang thao thao bất tuyệt cho sướng cái miệng thì biết bao nhiêu đứa trẻ vô tội phải chịu đả kích lớn về tinh thần chỉ vì cha mẹ nó đã làm sai. Không những thế những đứa trẻ ấy thay vì đến trường như hằng ngày thì chúng phải cúi mặt cố nghiến chặt răng lầm lũi đi trong khi biết bao lời kì thị của thầy cô bạn bè xung quanh đang bàn tán xôn xao về gia đình nó.
Chúng sẽ chẳng hiểu tại sao bản thân chúng không hề giết người nhưng mọi người cứ dần xa lánh chúng. Từ những đứa trẻ đáng yêu vô tư nhưng chỉ vì người lớn làm sai, sức ép dư luận, quan đểm sai lần của suy nghĩ mỗi người mà chúng dần trở nên lầm lì ít nói, có những đứa con vì không chịu nổi sức ép mà phải mắc phải những ám ảnh về tinh thần. và những ám ảnh ấy cứ như những bóng ma cứ theo suốt cuộc đời của chúng.
Vậy chẳng phải chính mỗi người chúng ta chính dư luận đã tự "nặn" ra những con người "ác" hay chăng. Nếu chúng ta cảm thông hơn, suy nghĩ khác hơn thì chắc rằng mọi thứ sẽ trở nên khác.
Trần Thị Thùy Trang -