Hình khắc con cò trong bức phù điêu. |
Khu vực trong động Church Hole ở Creswell Crags hiện được gọi là "Sistine Chapel" của thời kỳ Băng Hà, bởi nó chứa bức điêu khắc hang động hoa văn nhất thế giới. Bức trần đã mở rộng nền nghệ thuật khắc đá sơ khai ở Anh lên tới 8.000 năm, và gợi mở về một nền văn hoá nguyên thuỷ hợp nhất châu Âu trong thời kỳ Băng Hà.
Hình ảnh con cò được phác hoạ rõ nét. |
Bức hoạ khắc hình một số con vật, bao gồm hươu, gấu, chim và những phụ nữ nhảy múa. Hình dê rừng có sừng, chưa từng tồn tại ở Anh, cũng nằm trong số các con vật chồng lên nhau trên nền đá.
Mặc dù các nhà khảo cổ và nhiều chuyên gia đã viếng thăm Creswell Crags nhiều lần, nhưng cả một công trình nghệ thuật vĩ đại ở trên đầu thì vẫn chưa được phát hiện ra cho đến gần đây.
"Tôi đã để ý tới mấy đường khắc ở bên trên và chợt nhận ra hình một cái đầu. Đó thật là một điều tuyệt vời", Sergio Ripoll, chuyên gia nghệ thuật thời kỳ Băng hà tại Đại học Mở Tây Ban Nha, phát biểu. Sau đó ông xác minh chiếc đầu thuộc về một con hươu đực màu đỏ.
Trước đó, các nhà khảo cổ khó có thể nhận ra bức hoạ bởi trong hang thiếu ánh sáng, và thực tế các hình ảnh thuộc dạng phù điêu nằm xen giữa các tảng đá và vách đá. Nghệ thuật phù điêu là một kỹ thuật phức tạp đối với những hoạ sĩ thời sơ khai đó.
Nhà khảo cổ Paul Pettitt tại Đại học Sheffield tin rằng những thợ điêu khắc thời đó thuộc nền văn hoá châu Âu thời kỳ Băng hà, gọi là Magdalenian - đánh dấu việc châu Âu được hợp nhất trên diện rộng.
Các nghệ thuật gia cổ đại ở Creswell có thể đã tới nghỉ hè tại hang động, theo chân của những con tuần lộc di cư và sinh sống chủ yếu dựa vào những con vật này. Đến mùa đông, những cư dân chuyển đến định cư bên vùng đất nông gần Biển Bắc, hoặc ở Hà Lan hay vùng trung tâm Rhine.
Theo Pettitt, nhảy múa có thể là một cách giữ ấm cho những cư dân trong hang động. "Bạn nhìn thấy hình ảnh những phụ nữ trần truồng trong bức tranh, mông thì chổng lên và cánh tay thì giơ cao. Đó chắc hẳn là những phụ nữ nhảy nhót và lắc mông", Pettitt nói.
Minh Thi (theo Discovery)