Có những quan niệm chăm sóc trẻ sơ sinh cho rằng, việc bỏ mặc cho bé khóc một lúc sẽ có lợi cho phổi của bé đồng thời giúp bé tạo thói quen tự lập từ nhỏ. Tuy nhiên, việc mặc kệ khi bé khóc đôi khi cũng mang lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý của trẻ, dưới đây là 6 lý do vì sao mẹ không nên bỏ qua tiếng khóc của bé:
1. Khóc là cách duy nhất để giao tiếp của bé
Trước khi biết nói, cách duy nhất để bé có thể giao tiếp với bố mẹ và những người xung quanh chính là khóc và cười. Đây là hai trạng thái cảm xúc tự nhiên nhất để giao tiếp của trẻ sơ sinh, vì vậy, chẳng phải là quá kỳ lạ nếu nhưng bạn chỉ chú ý đến bé khi bé cười, còn lúc bé khóc thì bạn lại mặc kệ?
2. Mặc kệ tiếng khóc của bé có thể khiến bé chậm biết nói
Khi bố mẹ bỏ mặc cho con khóc, đứa trẻ sẽ cho rằng mình thật bất lực, cảm thấy bất hạnh vì không thể giao tiếp với bố mẹ. Suy nghĩ này có thể tác động đến kỹ năng nói của trẻ và như một hệ quả, những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc thấu hiểu cảm xúc của chính mình sẽ gặp trở ngại khi cố gắng diễn đạt cảm xúc bằng từ ngữ.
Khi bố mẹ bỏ mặc cho con khóc, đứa trẻ sẽ cho rằng mình thật bất lực, cảm thấy bất hạnh vì không thể giao tiếp với bố mẹ.
3. Cảm xúc bất hạnh của bé có thể bị ức chế
Khi bạn mặc kệ tiếng khóc của bé, điều này có nghĩa cảm giác không hạnh phúc của bé cũng bị bỏ qua. Dần dần đến khi bé lớn lên, cảm xúc này bị ức chế trong thời gian dài sẽ gây khó khăn đến sự phát triển tâm lý trong cuộc sống sau này của bé.
4. Bé sẽ đánh giá thấp cảm xúc của chính mình trong tương lai
Khi tiếng khóc của trẻ không có dấu hiệu phản hồi nào từ những người xung quanh, điều này giống như một thông điệp cho bé biết rằng cảm xúc của chính mình không quan trọng với người khác. Việc này có thể ảnh hưởng đến trẻ và bố mẹ trong những năm phát triển của giai đoạn thanh thiếu niên. Chính vì giá trị cảm xúc của trẻ bị đánh giá thấp trong những năm đầu đời nên khi trở thành một thanh thiếu niên, trẻ sẽ cảm thấy việc giao tiếp với bố mẹ là điều không mấy quan trọng.
Khi tiếng khóc của trẻ không có dấu hiệu phản hồi nào từ những người xung quanh, điều này giống như một thông điệp cho bé biết rằng cảm xúc của chính mình không quan trọng với người khác.
5. Bé sẽ học cách bỏ qua những người cần sự giúp đỡ
Khi bọn trẻ bắt đầu ý thức được cuộc sống phức tạp mà mình đang sống, chúng sẽ khái quát được những gì mình quan sát. Khi tiếng khóc của trẻ bị bỏ qua, chúng sẽ nghĩ rằng thế giới này không phải là một thế giới đáng thương xót và những người cần sự giúp đỡ cũng sẽ bị bỏ mặc như chính mình. Vì vậy, nếu bạn muốn con mình lớn lên với sự đồng cảm, biết thương hại người khác thì đừng nên bỏ mặc trẻ khi chúng cảm thấy đau khổ.
6. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé
Hầu như luôn có hậu quả tiêu cực khi bỏ qua hoặc kìm hãm những ham muốn tự nhiên mạnh mẽ nhất của chính bản thân mình. Trẻ sơ sinh khóc trong thời gian dài cơ thể sẽ xuất hiện hormone cortisol – một dạng hormone của sự căng thẳng, khi hormone này ở mức độ cao bất thường sẽ khiến các hormone kích thích tăng trưởng phát triển chậm hơn. Điều này sẽ gây ức chế sự phát triển của các tế bào thần kinh não, ức chế sự tăng trưởng và làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bé.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học của Đại học Yale và Trường Y Harvard cho thấy một đứa trẻ căng thẳng dữ dội trong những tháng đầu đời có thể làm thay đổi hệ thống dẫn truyền thần kinh não của bé và gây ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng trong não tương tự như những trường hợp người lớn bị mắc chứng trầm cảm.
Vì vậy, phải kết luận rằng chúng ta không thể bỏ qua tiếng khóc của một đứa trẻ nhưng liệu bố mẹ có cần thiết phải phản ứng cho dù đó là một tiếng rên nhỏ nhất của bé? Điều này thì không cần thiết, bạn chỉ cần cho bé nhận thấy sự đồng cảm bằng cách không bỏ qua sự đau khổ của bé dù là lúc bé còn sơ sinh hay đã biết đi, khi làm được điều này nghĩa là bạn đang thiết lập một nền tảng cảm xúc mạnh mẽ cho con khi lớn lên, điều này rất có lợi cho sự phát triển tâm lý của con khi trưởng thành.