Chảy máu mũi là tình trạng chảy máu từ niêm mạc lót trong hốc mũi; nguyên nhân chủ yếu là chấn thương (khi ngoáy hoặc xì mũi mạnh, đụng, đập trực tiếp vào mũi). Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi mũi bị kích thích bởi hóa chất hoặc khi không khí quá khô. Chảy máu mũi tái đi tái lại có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó như cao huyết áp, uống nhiều aspirin hoặc thuốc chống đông máu, viêm mũi dị ứng, rối loạn đông máu, u trong hốc mũi hoặc viêm xoang. Cách xử trí: - Trấn an và động viên bệnh nhân thở qua đường miệng. - Để bệnh nhân ngồi xuống và cúi đầu nhẹ về phía trước để máu không chảy xuống họng. Không cho nạn nhân ngả đầu ra sau. - Kiểm tra trong mũi nạn nhân xem có dị vật hay không. Nếu có, phải lấy ra. - Bóp vào phần mềm của 2 cánh mũi và giữ trong khoảng 5-10 phút, đắp khăn lạnh lên sống mũi. - Tránh ngoáy mũi hoặc xì mũi mạnh. - Nếu hiện tượng chảy máu mũi không dừng sau 20 phút, làm lại các bước trên một lần nữa, nếu vẫn không cầm máu thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ chèn gạc vào hốc mũi để chặn mạch máu bị vỡ. Có thể cần phải "đốt" (dùng dụng cụ đốt hay hóa chất xử lý chỗ mạch bị vỡ để làm ngưng chảy máu) nếu hiện tượng chảy máu vẫn còn hoặc tái phát. BS Phạm Thắng, Sức Khỏe & Đời Sống |
Có thể bạn quan tâm: