Đi vệ sinh tưởng chừng là nhu cầu tất yếu và hết sức bình thường đối với bất kì ai. Nhưng bạn có biết rằng, hàng ngày, bạn vẫn có thể mắc phải nhiều sai lầm trong khi "xử lý" nhu cầu cá nhân này, từ cách bạn ngồi đến cách bạn dùng giấy vệ sinh...
1. Đọc báo, nghịch điện thoại
Đây có thể xem là cấm kỵ lớn nhất mà chúng ta hay mắc phải. Do khi đi vệ sinh, tư tưởng ý thức đều tập trung hết vào sách báo hoặc điện thoại, từ đó gây ức chế ý thức bài tiết, làm rối loạn chỉ huy của não đối với việc dẫn truyền thần kinh bài tiết, kéo dài thời gian đại tiện. Thời gian ngồi bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh bệnh trĩ, thậm chí làm mất đi tính mẫn cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện, lâu dần sẽ gây táo bón, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư đường ruột.
Lướt web khi đi vệ sinh là điều tối kỵ.
Ngoài ra, nếu như bạn bị táo bón thường xuyên, phân sót sẽ đè nén cơ thể trong thời gian dài, như vậy sẽ dẫn tới máu ở tiền liệt tuyến của nam giới tắc nghẽn, làm bệnh viêm tiền liệt tuyến nghiêm trọng hơn. Ngồi lâu trên bồn cầu còn khiến não bị thiếu máu tạm thời, khi đứng dậy dễ bị choáng váng, ngã quỵ, đặc biệt là những người bị ốm lâu ngày, sức khỏe yếu, người cao tuổi, khi đứng dậy càng dễ xảy ra sự cố.
"Nếu bạn gặp khó khăn khi đi tiêu, hãy đứng dậy, đi bộ loanh quanh. Điều này có thể kích thích ruột để di chuyển phân xuống dưới và mọi chuyện dễ dàng hơn", Anish Sheth, bác sỹ chuyên khoa Ruột và dạ dày và là tác giả của cuốn What’s Your Poo Telling You? cho biết.
2. Dùng quá sức khi đại tiện
Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón. Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ đột tử. Khi đó, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.
"Rặn" quá sức có thể dẫn tới nứt hậu môn.
Vì vậy, những người mắc các bệnh tim mạch, khi đi đại tiện không được vận quá sức. Trước khi vào nhà vệ sinh, nên mang theo loại thuốc cấp cứu như nitroglycerin, để uống phòng khi bất trắc. Bình thường nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, thường xuyên vận động để thông tiện. Khi cần, có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho thuốc hỗ trợ.
3. Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nếu thời gian ngồi bồn cầu quá lâu, sau khi đại tiện, đứng dậy nhanh dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi. Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người mắc bệnh này không nên đi đại tiện khi vừa thức giấc, rất dễ xảy ra tai nạn. Nếu trong nhà có người mắc bệnh cao huyết áp, bạn có thể gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu làm điểm tựa an toàn, đi vệ sinh xong, nâng người lên từ từ.
4. Ngồi sai tư thế
Tư thế ngồi khi đi tiêu rất quan trọng và rất nhiều người trong số chúng ta vẫn ngồi sai mà không biết. Theo các nhà nghiên cứu, tư thế ngồi khi đi tiêu tốt nhất là ngồi xổm, hoặc gập lưng. Tư thế này giúp hông có độ uốn lớn, giúp cho trực tràng càng thẳng và việc đi vệ sinh dễ dàng hơn. Tư thế ngồi vuông góc trên xí bệt không tốt bằng việc bạn kê một chiếc ghế nhỏ ở dưới chân, hơi nghiêng mình về phía trước tạo thành góc 35 độ.
Bạn nên kê một cái ghế nhỏ dưới chân khi đi vệ sinh.
5. Lau chùi sai hướng
Bạn nghĩ rằng cứ dùng giấy hoặc khăn để vệ sinh sau khi đi tiêu là sạch sẽ? Điều này đúng nhưng nó cũng làm tăng hiểm họa nếu bạn dùng không đúng cách. Nhiều người có thói quen lau chùi từ sau ra trước và thật không ngờ rằng đây lại là việc rất sai lầm. "Luôn phải lau từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh. Lau từ sau ra trước có thể mang vi khuẩn từ trực tràng về phía niệu đạo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu", Alyssa Dweck, bác sỹ phụ khoa và tác giả của cuốn V is for Vagina cho biết. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo rất ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang và gây nhiễm trùng tiểu.
6. Chùi - rửa không đúng cách
Chỉ vì lo sợ có mùi hôi mà nhiều chị em làm vệ sinh rất kĩ càng sau mỗi lần đi tiêu bằng cách sử dụng các dung dịch vệ sinh có mùi thơm. Thực tế, đây lại là sai lầm. Hầu hết các sản phẩm vệ sinh đều có hóa chất và nếu sử dụng liên tục có thể ảnh hưởng và phá vỡ sự cần bằng pH bên trong "vùng kín", dẫn đến kích ứng, gây ra ngứa, nổi mẩn.
Nên hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh hàng ngày.
Một số người khác lại dùng giấy hoặc khăn để chùi rất nhiều lần. Điều này cũng cũng có thể gây hại vì "nếu chà xát mạnh tay và liên tục có thể gây kích ứng da quanh hậu môn, dẫn đến trầy xước nhỏ và gây ra viêm ngứa", bác sĩ Sheth nói. Hơn nữa, giấy và khăn vệ sinh cũng không hoàn toàn đảm bảo an toàn. Vì vậy, nếu để chúng tiếp xúc với da vùng hậu môn quá nhiều, nhất là khi da bị xước thì càng dễ nhiễm khuẩn. Bác sĩ Dweck khuyên, chỉ cần rửa với nước sạch sau mỗi lần đi vệ sinh là đã có thể đảm bảo an toàn.
7. Tiểu tiện sau khi đã “nhịn” lâu
Sau khi nhịn quá lâu, đột ngột tiểu tiện dễ khiến thần kinh phế vị hưng phấn quá độ, nước tiểu trong bàng quang nhanh chóng bị thải ra hết dẫn tới huyết áp giảm, nhịm tim chậm lại, dễ gây choáng váng, nếu không cứu chữa kịp thời rất có khả năng nguy hiểm đến tính mạng.