Quá trình độn cằm nhân tạo: (45-60 phút) khoảng 30 triệu đồng.
Bước 1: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ bên trong niêm mạc miệng ở môi dưới.
Bước 2: Từ vị trí đó bác sĩ sẽ bóc tách một khoang sát xương hàm dưới (nằm giữa xương hàm dưới và mô mềm của cằm) để đưa chất liệu độn vào cằm và tạo hình cằm như mong muốn.
Bước 3: Sau đó miếng độn sẽ được cố định vào cằm bởi vít chuyên dụng và vết thương cũng được đóng kín bằng chỉ thẩm mỹ.
Quá trình trượt cằm: (90-120 phút) khoảng 45 triệu đồng.
Bước 1: Bác sĩ sẽ thực hiện cắt trượt xương cằm tự thân của bạn để đẩy xương về trước thông qua đường mổ trong niêm mạc miệng.
Bước 2: Phần cằm đẩy lên và phần cằm trên sẽ được cố định lại bằng vít chuyên dụng và theo đó tự phục hồi lại liền với vùng xương cũ trước đây.
Bởi đây là quá trình xâm lấn trực tiếp tới niêm mạc môi cũng như tác động tới vùng xương cằm nên bạn cần chú ý chế độ chăm sóc hậu phẫu, làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, một điểm quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu địa chỉ uy tín thực hiện độn cằm tự thân. Bởi đây là kỹ thuật khó đòi hỏi sự chính xác cao phải được thực hiện bởi các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và bệnh viện đầu tư trang thiết bị vật chất đồng bộ.
Những ai nên trượt cằm hơn là độn cằm nhân tạo?
Độn cằm nhân tạo cơ bản được nhiều người tìm đến vì nó giải quyết những nhược điểm ở cằm:
+ Cằm quá ngắn, lẹm nhưng khung xương phần hàm lại dày và to.
+ Cằm không cân đối có đủ độ dày để có thể trượt cằm nhưng cằm lại thụt vào phía trong.
Thời gian hồi phục là bao lâu?
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ thường chỉ định bạn ở lại bệnh viện 1 đêm để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như hướng dẫn các cách chăm sóc vết thương tại nhà, kê thuốc giảm đau.
Lúc này, vùng cằm sẽ được băng bó cố định, vì sau khi mới phẫu thuật, dịch chuyển xương thì phần xương vẫn chưa được định hình vững chắc. Do đó, sau khi về nhà cần dành nhiều thời gian để nằm nghỉ ngơi, tránh tác động vào vùng cằm và không nên vận động mạnh.
Trượt cằm có vĩnh viễn không?