Trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ, có rất nhiều bà mẹ lo lắng rằng với bầu ngực mềm, không căng tức sữa nghĩa là không có sữa cho con bú. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, đây là hiện tượng bình thường vì cơ thể của mẹ đang tự điều tiết để có thể cung cấp đủ sữa cho bé bú. Những lời khuyên dưới đây sẽ trấn an bạn và giúp bạn an tâm tiếp tục hành trình làm mẹ cao cả của mình. Dưới đây là 6 điều cần nhớ khi bạn cảm thấy bầu ngực không căng tức sữa:
1. Hãy thư giãn
Hiện tượng bầu ngực không căng tức sữa trong vài ngày đầu sau sinh là điều bình thường, lý do là vì cơ thể mẹ đang tự điều chỉnh quá trình sản xuất sữa sao cho phù hợp với nhu cầu bú của bé. Thậm chí, có một số bà mẹ cũng gặp tình trạng tương tự trong thời gian đầu sau sinh mà vẫn có thể cho các bé bú tốt và thường xuyên.
2. Cho bé bú theo nhu cầu
Cho bé bú khi bé đói và thường xuyên sẽ giúp cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa đáp ứng với nhu cầu của bé. Mỗi bà mẹ đều có khả năng trữ sữa mẹ trong bầu ngực hoàn toàn khác nhau, có mẹ có thể trữ rất nhiều sữa nhưng cũng có mẹ trữ ít sữa hơn. Với các mẹ trữ ít sữa thì sẽ cần phải cho bé bú một cách thường xuyên hơn, trong khi đó, với các bé của mẹ trữ nhiều sữa hơn thì không cần phải ăn sữa mẹ thường xuyên vì chúng đã bú đủ lượng cần thiết cho mình. Tuy nhiên, cho bé bú theo nhu cầu sẽ đảm bảo được lượng sữa mà bé nhận được.
Cho bé bú khi bé đói và thường xuyên sẽ giúp cơ thể mẹ sản xuất lượng sữa đáp ứng với nhu cầu của bé.
Ngoài ra, trong 24 tiếng, nhu cầu sữa mẹ của bé cũng có thể thay đổi một chút. Lượng sữa mẹ trung bình mà trẻ ăn từ 1-6 tháng tuổi là 750 - 800ml/ngày. Tuy nhiên, một số bé chỉ cần bú khoảng 500ml/ ngày và một số khác thì bú hơn 1 lít/ngày. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo bé bú đủ chính là cho bé bú theo nhu cầu.
3. Da tiếp da
Cách thức da tiếp da có thể giúp tăng nguồn sữa của bạn. Hãy dành thời gian tiếp xúc với bé càng nhiều càng tốt, áp bé vào lồng ngực để bé có thể cảm thấy hơi ấm của mẹ và giúp tăng sự kết nối tình cảm của mẹ và con. Cách làm này cũng giúp bạn nhận ra dấu hiệu cần bú của bé, vì khi da tiếp da, bé sẽ tự bộc lộ bản năng tìm vú mẹ để bú.
4. Ngực không căng tức sữa có thể là dấu hiệu tốt
Nếu bạn thường cảm thấy ngực của mình không căng tức sữa, có nghĩa là bé được cho bú thường xuyên và đúng nhu cầu của bé. Điều này cũng giúp bạn có thể kịp sản xuất và đảm bảo lượng sữa phù hợp nhu cầu của bé.
5. Giúp duy trì được sữa mẹ
Việc duy trì cho con bú thường xuyên sẽ giúp cơ thể giúp đảm bảo tốc độ việc sản xuất sữa một cách tốt nhất. cảm giác bầu ngực bị rỗng sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo sữa hơn. Trong khi đó, với bầu ngực luôn căng tức sữa thì quá trình tái tạo sữa lại diễn ra chậm hơn. Vì vậy, khi cho bé bú theo nhu cầu, ngực của bạn có thể giải phóng lượng sữa tồn đọng và có thời gian để tái sản xuất sữa, nhờ đó mà vẫn giúp bạn duy trì nguồn sữa cho con mình.
Việc duy trì cho con bú thường xuyên sẽ giúp cơ thể giúp đảm bảo tốc độ việc sản xuất sữa một cách tốt nhất.
6. Ngực không bao giờ rỗng sữa hoàn toàn
Khi cho con bú, bầu ngực của người mẹ không bao giờ "trống rỗng" hoàn toàn. Bé càng bú thì sữa sẽ càng được sản xuất ra theo nhu cầu của bé, khi bé bú càng nhiều thì sữa sẽ càng tiết ra nhiều hơn.