Không dám nợ nần ai nên không thể đầu tư cái gì
Nhiều người cho rằng nợ nần sẽ tạo nên gánh nặng cho mọi người, thế nhưng bạn hoàn toàn có thể nợ nần nếu chọn đúng mục đích sử dụng tiền. Người thật thà sinh ra đã có bản tính nhút nhát, họ sợ những vấn đề liên quan đến tiền bạc vì vậy nhắc đến tiền là họ hay thích những cái rõ ràng do bản thân mình làm hơn là phải nhờ vả ai đó. Thực tế thì nợ nần giúp chúng ta có một quỹ nho nhỏ để đầu tư thì không có gì là sai. Nếu muốn mua một thứ gì đó to tát như nhà cửa, xe cộ mà mãi mãi không dám nợ thì sẽ không bao giờ có được.
Không muốn mạo hiểm
Đầu tư với người thật thà giống như một người nhút nhát sợ chơi trò mạo hiểm vậy. Họ vẫn luôn tin tưởng rằng chỉ gửi tiền vào ngân hàng là đáng tin cậy nhất. Họ không tin vào các phương pháp đầu tư làm giàu, giả dụ họ sở hữu số tiền như vậy thì đến khi già họ chấp nhận chỉ tiêu những thứ trong giới hạn tiền của mình, tiền không tăng mà chỉ có giảm, giàu có trở thành vô nghĩa ở bất kỳ độ tuổi nào.
Không biết làm gì ngoài tiết kiệm
Thực tế thì những người thật thà hay hiểu rằng tiết kiệm chính là làm giàu, để rồi không dám ăn dám tiêu hay làm gì đó cho công việc và bản thân. Chỉ khi cho phép bản thân mình thử sức với nhiều thứ bên ngoài những sinh hoạt hằng ngày thì số tiền mới có cơ hội được sử dụng. Trên thực tế, quản lý tài chính dựa trên việc vẫn đảm bảo chi phí sinh hoạt bình thường, thông qua đầu tư và quản lý. Quản lý tài sản cũng cần phải tập trung vào lợi ích đầu tư, có nghĩa là tiết kiệm không phải là quản lý tài chính đúng nghĩa mà thay vào đó, nó là một cách hiểu một chiều về quản lý tài chính.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Không biết phân tích tài chính của bản thân
Một căn bệnh chung của những người thật thà đó là luôn tuân thủ những quy tắc tiêu tiền một cách cứng nhắc. Sự thật là chỉ khi hiểu và phân tích được rõ tình hình tài chính của mình, mới có thể xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp nhất để từ đó kiếm được nhiều tiền hơn.
Giữ tiền thì giỏi nhưng vẫn dễ bị lừa
Người thật thà dễ cả tin nên dễ dàng bị lừa các vấn đề về tài chính. Họ "mù" trong việc đầu tư tài chính, thích làm những gì "ngắn gọn, bằng phẳng và nhanh chóng", chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà quên mất rủi ro. Hoặc bị dụ dỗ bởi những lời ngọt ngào của người bán hàng, rằng: đầu tư vào sản phẩm đó, rủi ro thấp, lợi nhuận cao; đến khi mua rồi mới phát hiện giá trị sản phẩm không đúng với số tiền bỏ ra đầu tư.
Không dám xin tăng lương
Nói nghe hơi vô lý nhưng đúng là những người thật thà ngại việc tăng lương, họ cho rằng xin xỏ những việc đó không nên, sẽ ảnh hưởng đến bản thân. Thậm chí là ngay cả việc đề cập với sếp về vấn đề tăng lương cũng không biết bắt đầu như thế nào. Nhiều năm sau, tiền lương tăng ít là đương nhiên, nhưng địa vị cũng dậm chân tại chỗ.