Không phải là người đầu tiên đề cập dến thay đổi
Con người mắc một bệnh chung là ghen tỵ, họ không bao giờ hài lòng khi phải nghe theo sự chỉ bảo của người khác. Họ không thích cảm giác bị lôi kéo, hay cảm giác giống như một con tốt trên bàn cờ. Chỉ có những người thông minh mới cho phép bản thân lắng nghe ý kiến từ đó tiếp thu những cái tốt. Thông thường, có hai kiểu thái độ đối với sự thay đổi: nếu ý tưởng do tự bạn đề xuất, bạn sẽ ủng hộ nó hết mình; ngược lại, có một người khác áp đặt ý tưởng phải thay đổi lên bạn, bạn sẽ có khuynh hướng kháng cự nhiều hơn.
Những điều chưa biết khi thay đổi khiến ta lo sợ
Ai cũng cảm thấy bất an vì lo sợ thất bại. Vì thế, rất nhiều người cảm thấy thoải mái với những vấn đề cũ hơn là giải pháp mới, giống như một giáo đoàn rất muốn xây dựng nhà thờ mới nhưng sợ phải đối mặt với những khó khăn. Trong khi làm lễ, vài miếng vữa từ trần nhà đã rơi xuống vị Chủ tịch. Ngay lập tức một cuộc họp được triệu tập để thông qua những quyết định sau:
Một: Chúng ta sẽ xây một nhà thờ mới.
Hai: Chúng ta sẽ xây một nhà thờ mới trên đúng vị trí của nhà thờ cũ.
Ba: Chúng ta sử dụng những nguyên vật liệu của nhà thờ cũ để xây nhà thờ mới.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Bốn: Chúng ta vẫn làm lễ trong nhà thờ cũ cho đến khi nhà thờ mới hoàn thành.
Phá vỡ những điều cũ là điều khó khăn
Khi đã theo một cái guồng làm việc thì rất nhiều người cảm thấy ngại tách ra khỏi nó. Thói quen được hình thành và phát triển do sự lặp đi lặp lại. Đầu tiên, chúng ta tạo nên thói quen. Sau đó, chính những thói quen hình thành nên chúng ta. Sự thay đổi đe dọa những thói quen cũ, buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải đánh giá lại và đôi khi gạt bỏ cách nhìn nhận trước kia.
Phần thưởng của sự thay đổi chưa đủ hấp dẫn
Mọi người sẽ không thay đổi cho đến khi họ nhận thức được sự thay đổi đó sẽ đem lại cho họ nhiều lợi ích hơn so với việc duy trì mãi cái cũ. Đôi khi, người làm lãnh đạo không nhận ra rằng nhân viên của họ sẽ luôn cân nhắc vấn đề thuận lợi hay bất lợi trên phương diện được/mất của cá nhân, chứ không phải của tổ chức.
Bất mãn với sếp
Đôi khi, các nhà lãnh đạo cũng kháng cự sự thay đổi. Chẳng hạn một nhà lãnh đạo đã từng phát triển một chương trình, nhưng chương trình đó đang dần bị thay thế bởi một chương trình khác tốt hơn. Điều này khiến họ có cảm giác sự thay đổi là một sự tấn công vào bản thân, nên họ phải phản ứng lại để phòng ngự.