Chuyên gia dinh dưỡng Neelanjana Singh (Ấn Độ) nói: "Mỗi người chúng ta bị ảnh hưởng bởi loét miệng ít nhất một lần trong đời".
Bệnh loét miệng thường kéo dài 7-10 ngày rồi tự khỏi. Loét miệng không để lại sẹo, nhưng rất hay tái phát, gây khó chịu trong khi nói và nhai thức ăn, nhất là khi ăn đồ cay, mặn. Vào mùa hè, nhiệt cộng nhiệt làm cơ thể bức bối hơn.
Theo chuyên gia, các lý do sau gây ra loét miệng:
- Do cắn phải miệng hay bất kỳ tổn thương nào khác cũng có thể gây ra lở loét, nhất là khi ăn vội.
- Tuy nhiên bệnh cũng có thể là do sự thiếu hụt vitamin như B12, vitamin C, chất sắt.
- Loét miệng cũng là biểu hiện một bệnh lý đường ruột, ví dụ như bệnh viêm đại tràng.
Trộn hỗn hợp bột nghệ với mật ong bôi lên vùng bị nhiệt miệng . Ảnh: ladycarehealth.com. |
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác. "Nhiều loại thực phẩm có đặc tính mài mòn, chẳng hạn như hạt cau, hạnh nhân. Một số loại rau quả chứa nhiều axit như dâu tây, cà chua cũng có thể gây viêm loét cho những người nhạy cảm. Ngay cả pho mát, chocolate và cà phê cũng là nguyên nhân gây bệnh. Thêm vào đó kem đánh răng, nước xúc miệng, đồ mặn cũng làm lở loét miệng", chuyên gia nói.
Ngoài một số bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm hạ hỏa, người bệnh có thể dùng một số cách tự nhiên rất hiệu quả.
- Dầu dừa: Dầu dừa có đặc tính chống vi khuẩn, đó là lý do tại sao nó là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả. Trộn dầu dừa với mật ong, bôi hỗn hợp này lên vết loét nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy một lượng lớn bột nghệ trộn với mật ong, bôi lên vùng bị loét. Theo y học cổ truyền, nghệ vàng có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau, trị mụt nhọt, sưng do viêm... cùng với mật ong có tính sát khuẩn cao sẽ giúp các vùng bị nhiệt bị "đánh bại" nhanh chóng.