Nhiều chuyên gia và các công trình nghiên cứu của họ đã chứng minh được rằng, những khía cạnh sau đây từ môi trường công sẽ tác động xấu đến sức khỏe của chúng ta:
Văn phòng… xanh
Hẳn ai cũng muốn được làm việc trong một văn phòng tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường? Nhưng trên thực tế, theo tiến sĩ Nathan Rabinovitch, Bệnh viện National Jewish Health, Mỹ, môi trường tiết kiệm năng lượng (bịt kín cửa sổ, mái nhà để tiết kiệm điện năng) không tốt cho những người bị suyễn vì sẽ khiến đối tượng này thở khó khăn hơn vì lượng không khí trong nhà không trong lành.
Cách khắc phục: Nếu bạn cảm thấy bị ho thường xuyên, thở khò khè, hay khó thở thì hãy nghĩ đến nguyên nhân từ công sở và đến găp bác sĩ để được tư vấn dùng loại thuốc phù hợp với môi trường làm việc hơn.
Văn phòng tiết kiệm năng lượng với không gian bịt kín không tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Vi khuẩn từ đồng nghiệp nam
Ngồi chung phòng với bất kỳ đồng nghiệp cũng làm tăng nguy cơ nhiễm phải các mầm bệnh cho bạn và điều này càng gia tăng khi bạn ngồi gần đồng nghiệp nam. Các nhà khoa học và vi sinh vật học tại Đại học bang San Diego và Đại học Arizona (Mỹ) đã phát hiện rằng cơ thể nam giới có nhiều vi khuẩn hơn phụ nữ từ 10-20%, nhất là vi khuẩn norovirus bởi đàn ông ít chú trọng việc rửa tay sau khi đi vệ sinh như phụ nữ hay hiếm khi lau chùi bàn làm việc của họ. Ngoài ra, vóc dáng to lớn của nam giới cũng góp phần khiến cơ thể anh ta dễ bị nhiễm khuẩn hơn.
Cách khắc phục: Rửa tay thường xuyên và làm sạch khu vực làm việc của bạn với một dung dịch sát trùng để giới hạn vi khuẩn “tấn công”.
Bóng đèn tiết kiệm năng lượng
Dùng bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm năng lượng ở phòng làm việc có thể gây tổn thương da nếu bạn đang ở cách nó dưới 1.5m là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Stony Brook, Mỹ. Các nhà khoa học tìm thấy lượng khí thải cực tím đáng kể từ vết nứt trong lớp phủ phốt-pho của bóng đèn huỳnh quang. Cấu hình xoắn của bóng đèn kết hợp với đường kính nhỏ hơn của kính tạo ra nhiều không gian nơi mà các lớp phủ bảo vệ bị mòn, khiến ánh sáng của loại đèn này gây hại.
Cách khắc phục: Giữ ánh sáng ở một khoảng cách an toàn và nên che chắn đèn bằng những thiết bị chuyên dụng.
Không khí văn phòng
Nếu bạn hắt hơi và thở khò khè trong suốt giờ làm việc nhưng nhưng cảm thấy đỡ hơn khi bạn rời khỏi văn phòng, bạn có thể bị dị ứng với môi trường làm việc. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do các hóa chất trong sơn phun, chất kết dính và chất kích thích đường hô hấp như clo… thường được dùng trong môi trường công sở.
Cách khắc phục: Nếu nghi ngờ bị dị ứng bạn hãy đi khám để rà soát nguyên nhân. Nếu đúng là bạn bị dị ứng với không khí trong phòng làm việc thì nên đề nghị đổi phòng hoặc thay đổi công việc.
Văn phòng quá nóng
Môi trường quá nóng làm giảm hiệu suất làm việc và tăng nguy cơ bị bệnh. (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Environmental Health Perspectives (Anh), làm việc trong một văn phòng quá nóng sẽ làm giảm hiệu suất làm việc và làm tăng nguy cơ bị bệnh. Thêm vào đó, không khí ấm áp trong phòng kết hợp với mức độ cao của khí carbon dioxide trong hơi thở của người lao động - có thể gây ra buồn ngủ và giảm khả năng đưa ra quyết định.
Cách khắc phục: Giữ nhiệt độ phòng làm việc mát mẻ ở - 26 độ C.
Văn phòng dạng mở
Xu hướng làm việc đội nhóm ngày càng phát triển khiến nhiều văn phòng được xây dựng dạng mở, các nhân viên chia sẻ một không gian chung. Mức độ tiếng ồn cao và thiếu sự riêng tư làm gia tăng căng thẳng trên người lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Đó là kết quả của một nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Tâm lý học ứng dụng Mỹ.
Cách khắc phục: Hãy đeo tai nghe nếu môi trường làm việc quá ồn.