Chương trình “ROUGE 2017 - Kết nối trái tim - Kết nối yêu thương” do nhóm tình nguyện viên trẻ phối hợp với Đoàn thanh niên học viện báo chí Tuyên truyền thực hiện cùng sự góp mặt của các nghệ sỹ Thái Thùy Linh, Trọng Hiếu và các bạn học sinh, sinh viên trong lứa tuổi 12 đến 20.
Dưới đây là cuộc trò chuyện của chúng tôi với Trần Diễm Quỳnh - Người sáng lập dự án rouge 2017 – cô bạn bé hạt tiêu nhưng có giọng hát đầy nội lực và cách phát âm tiếng Anh cực chuẩn – khi cô bạn chuẩn bị lên đường đi du học.
Trần Diễm Quỳnh - Người sáng lập dự án Rouge 2017 |
Chào Quỳnh, trông Quỳnh cũng chẳng khác mấy so với hồi thi Nhà Ga âm nhạc 2016 nhỉ?
(Cười)
Hỏi thật nhé: Sao em lại nảy sinh ra ý tưởng làm dự án này?
2 mùa hè 2016, 2017 vừa qua, em có cơ hội được đi xem hiến máu và hát trong các gala văn nghệ của Hành trình đỏ, một chiến dịch xuyên Việt cổ động hiến máu tình nguyện và nâng cao nhận thức về bệnh tan máu bẩm sinh. Từ đây, em nảy ra ý tưởng cùng bạn bè xây dựng 1 dự án với mục đích mang những kiến thức đã tiếp thu được từ Hành trình đỏ đến cho các bạn học sinh cấp 2 và cấp 3. Có thể anh thấy việc này hơi thừa, nhưng thực sự khi nói chuyện với các bạn cùng lớp, em nhận thấy các bạn chưa hề có khái niệm gì về Hiến máu tình nguyện và bệnh Thalassemia cả. Có lẽ các chương trình hiến máu tình nguyện mới tuyên truyền cho những người đủ tuổi hiến máu (trên 18 tuổi) mà để lại một cộng đồng rất tiềm năng là các bạn học sinh phổ thông.
Thế em nghĩ sao về tính khả thi của dự án?
Em chỉ nghĩ đơn giản là: mặc dù tuổi của chúng em chưa đủ điều kiện để hiến máu, nhưng việc chuẩn bị tâm thế và những kiến thức về hiến máu là rất cần thiết,để đến khi đủ tuổi, chúng em có thể sẵn sàng tham gia. Nhìn về lâu dài, dự án này cũng sẽ gópmột phần nhỏ bé làm cho phong trào hiến máu tình nguyện trở nên bền vững hơn vì sẽ tạo ra một đội ngũ kế cận đông đảo, trẻ trung.
Đặc biệt, dự án hướng tới tuyên truyền nâng cao nhận thức về căn bệnh tan máu bẩm sinh cho lớp trẻ để khi lớn lên, chúng ta có thể tránh được những thảm họa sinh ra những em bé mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Bên cạnh đó, chúng em cũng muốn qua chương trình sẽ nhen lên tình yêu thương, sự chia sẻ trong cộng đồng đối với các bệnh nhân bị Tan máu bẩm sinh, gây quỹ ủng hộ các bệnh nhi trong viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, kết nối những nghệ sĩ và người bệnh cũng như tạo cơ hội cho các bạn học sinh cùng các bệnh nhi được tiếp xúc với nhiều hoạt động cộng đồng.
Hơn nữa, dự án cũng góp phầnthực hiện công văn 2060/BGDĐT-CTHSSV ngày 15/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “ hưởng ứng chiến dich những giọt máu hồng hè 2017”.
Với những mục tiêu rất cụ thể như trên, em nghĩ: dự án khả thi
|
Vậy các em đã làm gì để biến mục tiêu trên thành hiện thực?
Chúng emđược các cô các chú trong viện huyết học và truyền máu trung ương hỗ trợ rất nhiều về kiến thức, đặc biệt là Bác Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng.
Chúng em đã truyền thông trên Fanpage, phát tờ rơi cho bạn bè, đi thăm bệnh nhivà tổ chức đêm nhạc tình nguyện với chủ đề “Kết nối trái tim – Kết nối yêu thương”Với chủ đề này, chúng em mong muốn có thể thắp lên trong các bạn bè sự yêu thương, sẵn sàng sẻ chia với cộng đồng thông qua việc hiến máu nhân đạo, trao gửi những nụ cười đến với các bệnh nhi, nâng cao sự hiểu biết của mọi người về căn bệnh tan máu bẩm sinh.
Chúng em có may mắn làcómột đội các bạn có chút khiếu về âm nhạc, đã từng tham dự các cuộc thi ca, vũ của tuổi học trò nên việc tổ chức đêm nhạc dường như là lựa chọn dễ nhất. Đặc biệt, chúng em được sự ủng hộ của hai ca sĩ Trọng Hiếu và Thái Thùy Linh, hai nghệ sỹ mà tên tuổi của họ không chỉ gắn với tài năng mà còn nổi bật trong các hoạt động thiện nguyện , với tinh thần lạc quan, yêu đời, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ. Đêm nhạc đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh, sinh viên.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Ca sĩ Thái Thùy Linh |
Việc quyên góp ủng hộ bệnh nhân các em thực hiện như thế nào?
Thực ra chúng em chỉ kêu gọi các bạn trẻ, các nhà hảo tâm đóng góp trực tiếp cho Ngân hàng xuất ăn dinh dưỡng của viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thôi. Đây là những xuất ăn dành cho các em bé bị bệnh máu, gia đình rất khó khăn, mặc dù tiền chữa bệnh thì đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng gia đình các em, sau những ngày dài điều trị, đã không thể lo nổi bữa ăn đủ dinh dưỡng để điều trị cho hết bệnh nữa. Mỗi xuất ăn (ngày ba bữa) cho trẻ em là 55.000 đồng. Việc kêu gọi này đã được các bạn trẻ ủng hộ, đặc biệt là các bạntrong Fans Club của anh Trọng Hiếu cùng nhiều nhà hảo tâm khác đã đến tận Viện thăm và tặng quà tận tay cho các em nhỏ, truyền đến các em ấy 1 niềm lạc quan vào cuộc sống.
Hải Anh - The Voice Kid |
Theo em, để phong trào này bền vững thì phải làm gì?
Vầng, em cũng không muốn dự án xong năm nay là dừng và cũng không chỉ giới hạn trong 1 nhóm các bạn trẻ.
Tới đây chúng em sẽ tiếp tục dự án nhưng với cách khác: đó là sẽ nhờ sự hỗ trợ của Hội tan máu bẩm sinh truyền thông các nội dung này đến các trường Phổ thông trung học, nhân rộng mô hình Rouge lên. Em nghĩ khi vào năm học mới, dự án sẽ có môi trường để hoạt động, các thầy cô và các tổ chức đoàn thanh niên trong các trường sẽ làm tốt.
Lúc dự án mới bắt đầu, em có viết thư gửi bác Trí – Viện trưởng, đại ý thế này: các bác cần có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng hơn về hiến máu tình nguyện và căn bệnh Thalassemia đến các bạn học sinh Phổ thông cơ sở và Phổ thông Trung học. Đây là đối tượng rất đông và có vai trò rất lớn cho phong trào hiến máu tình nguyện sau 3 đến 5 năm nữa. Ngoài ra, học sinh luôn là mối quan tâm lớn của bố mẹ nên các bạn ấy có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền nội dung này đến bố mẹ và người thân.
Em thấy, Viện Huyết học hoàn toàn có thể đề nghị đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung tuyên truyền Hiến máu tình nguyện vào chương trình giáo dục công dân; nội dung về bệnh Tan máu bẩm sinh vào Bộ môn Sinh học, vì em thấy nó thiết thực.
Hỏi ngoài lề một chút: Độ này vẫn hát đều chứ?
Vầng, nhưng chủ yếu là hát cho mình tự nghe, vì em đang đi học xa nhà. Những lúc buồn đều vác đàn nghêu ngao hát, sáng tác mấy bài hợp tâm trạng rồi chia sẻ cho bạn bè nghe thôi.
Thấy bảo em có bài hát riêng cho chương trình mà?
Đó là bài em viết cách đây hai năm, đã hát một số nơi và thực sự nó hợp với chủ đề của chương trình nên dành tặng ạ. Đó là bài hát bằng tiếng anh – tất nhiên rồi – thể hiện khát vọng vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh và nỗi tuyệt vọng do bệnhtật đem lại để đến với những ước mơ tươi sáng, nó có tên là “How to Fly” – Làm thế nào để bay lên.
Hay nhỉ, vậy chúc Quỳnh và các bạn trẻ thành công với những dự định đẹp của mình nhé.
Em cảm ơn anh ạ.
Thalassemia còn được biết đến là căn bệnh tan máu bẩm sinh, có thể gặp ở cả nam và nữ. Đây là một trong những nhóm bệnh di truyền gây tan máu nhiều và thường xuyên, dẫn tới thiếu máu mãn tính, gây nguy hiểm cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Ở Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh và mỗi năm có trên 2.000 trẻ em sinh ra bị căn bệnh này.
Khi phát hiện bệnh, người bệnh (đặc biệt là các bệnh nhi) phải thay máu liên tục với một chi phí vô cùng lớn, các em phải trải qua rất nhiều đau đớn, thiệt thòi và luôn phải nhận sự điều trị đặc biệt của bệnh viện.
GS.TS. AHLĐ Nguyễn Anh Trí – đại biểu Quốc hội khóa XIV, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã phải thốt lên rằng: Tan máu bẩm sinh là một “quả bom nguyên tử” giữa đời thường – gây tàn phá giống nòi Việt Nam