Xói mòn men răng: Những người tiêu thụ trà chanh thường xuyên cho thấy dấu hiệu của sự xói mòn men răng. Trà chanh tiềm ẩn nguy cơ gây hại men răng, gây đau răng và răng dễ bị nhạy cảm với những thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Chứng ợ nóng: Tiêu thụ quá nhiều trà chanh có thể làm thay đổi độ pH trong dạ dày và ruột, gây trào ngược a-xít từ dạ dày di chuyển lên thực quản. Điều này có thể gây ra cảm giác nóng rát ở ngực và đôi khi ói mửa.
Mất nước: Trà chanh có tác dụng như thuốc lợi tiểu, gây nên tình trạng mất nước trong cơ thể bởi sự thôi thúc đi tiểu thường xuyên. Vì vậy, tiêu thụ trà chanh thường xuyên có thể khiến cơ thể mất nước trầm trọng.
Loét miệng: Uống quá nhiều trà chanh có thể gây kích thích niêm mạc và có thể dẫn đến loét miệng.
Không an toàn cho phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên uống trà chanh vì nó có chứa caffein. Tiêu thụ quá nhiều trà chanh có thể gây sảy thai hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.
Không an toàn cho phụ nữ đang cho con bú: Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh xa trà chanh. Caffein trong trà chanh pha trộn với sữa mẹ có thể gây hại cho bé.
Loãng xương: Trà chanh âm thầm xả ra lượng lớn canxi khỏi cơ thể qua nước tiểu, mà có thể gây ra bệnh loãng xương ở các giai đoạn sau của cuộc đời.
Hấp thụ Aluminum (nhôm): Khi uống trà chanh, cơ thể sẽ hấp thụ aluminum từ trà mà trong các loại trà bình thường không có. Hấp thụ nhôm có thể gây ngộ độc, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh não, chứng nhuyễn xương hoặc bệnh bất sản tủy xương (tủy xương không tạo đủ tế bào máu mới), bệnh cơ gần, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng khối cơ thất trái và suy giảm chức năng cơ tim, thiếu máu và tiểu hồng cầu ở mức cao và thậm chí tử vong đột ngột.
Chứng bệnh Alzheimer: Các nghiên cứu đã chỉ ra mỗi liên hệ giữ việc tiêu thụ trà chanh với nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Uống trà chanh thường xuyên có thể gây ra sự tích tụ mảng bám trong não, là dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer.
Các vấn đề về dạ dày: Với một số người, uống nhiều trà chanh có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, thậm chí loét dạ dày.
Vì vậy nên uống trà chanh ở mức độ vừa phải. Không nên uống quá 1 ly mỗi ngày và tránh uống vào buổi sáng khi dạ dày trống rỗng. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ triệu chứng như đau răng, đau bụng hoặc buồn nôn, nên bỏ thói quen uống trà và tham khảo ý kiến bác sĩ, thảo luận kỹ lưỡng về lợi ích của trà chanh cũng như tác dụng phụ của loại đồ uống này.
Theo songkhoe.vn
Có thể bạn quan tâm: