Với đà gia tăng của các doanh nghiệp nông nghiệp trong ba mươi năm qua, người tiêu thụ hoàn toàn không hay biết về nguy cơ này. TS người Mỹ Robin Wulffson nói: "Với người khuyết tật hoặc dễ tổn thương, điều này thật sự là hiểm họa và có nguy cơ đe dọa mạng sống nếu mắc bệnh. Vi khuẩn Listeria, chứng ngộ độc thịt, bệnh giun sán, vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coli thường có trong thịt hư hỏng hoặc không nấu đủ chín”.
Những vấn đề phát sinh do sử dụng kháng sinh quá liều trong thức ăn gia súc và thực hành chăn nuôi chưa hợp lý. Các loài động vật, gồm có thịt bạn ăn hằng ngày, thường sống trong không gian chật chội, thậm chí chung với phân thải ra trước khi được chế biến thành phẩm. Vậy nên, không có gì ngạc nhiên khi các nhà chăn nuôi thêm kháng sinh vào thức ăn nuôi gia súc.
Nhìn bằng mắt thường, chúng ta khó có thể biết thịt có nhiễm kháng sinh hay không |
Nhằm giảm rủi ro tiêu thụ thịt bị nhiễm độc, bạn cần chú ý:
- Ăn ít thịt. Cách này giúp giảm chi phí và ngoại trừ bạn đang lao động nặng, chỉ ăn 2-3 lần mỗi tuần là đủ. Nên ăn nhiều phô mai và trứng không bổ sung protein, đừng quên thêm các loại quả vào rau xà lách.
- Rửa trong nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt của thịt.
- Luôn nấu chín thịt, đặc biệt thịt heo và gà.
- Vệ sinh thớt cắt thịt với nước nóng và xà bông. Tốt nhất, nên dùng riêng hai thớt, một cho rau củ và một cho thịt.
- Rửa sạch các loại rau củ, đặc biệt rau lá xanh với nhiều nước. Nhiều người bán hàng còn bảo quản thực phẩm bằng cách dùng nước rửa rau củ để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn.
- Không bao giờ dùng dao hoặc thớt cắt thịt sống để cắt rau củ.
- Thường xuyên rửa tay, đặc biệt khi tiếp xúc với thịt.
- Khi mua, nên nhìn xem khu vực bán thịt có sạch sẽ, ngăn nắp không.