Chị Nguyễn Phi Vân, chuyên viên nhượng quyền toàn cầu - Ảnh Internet
Nhìn những thành công hiện tại của chị Nguyễn Phi Vân, ít ai biết rằng để có được thành công như ngày hôm nay, chị đã trải qua nhiều công việc khác nhau, trong đó có cả dọn phòng, phục vụ , tiếp tân, đặt phòng…
Chị Nguyễn Phi Vân đậu thủ khoa đầu vào đại học, nói tiếng Anh lưu loát, vừa ra trường vài năm chị đã trở thành Giám đốc Marketing của một khách sạn cao cấp ở Sài Gòn.
Tuy nhiên, cuộc đời chị đã xảy ra một bước ngoặt lớn chỉ từ lời nói khích của một người bạn người Mỹ: "Nếu mày không bước ra thế giới thì sẽ không bao giờ biết trời cao đất rộng thế nào. Ở đây hoài thì cũng giống như ếch ngồi đáy giếng thôi".
Tự ái cá nhân lên cao, chị liều lĩnh xin nghỉ việc, quyết định đi Úc học ngành Quản trị khách sạn, để chứng minh "Mình cũng bước ra được thế giới "ngon lành" như ai".
Cầm trong tay đúng 120 triệu đồng, qua đến nơi đóng xong học phí một học kỳ thì chỉ còn đủ tiền sinh hoạt trong 2 – 3 tháng. Chị buộc phải tìm một công việc làm thêm để có thể ở lại Úc.
Chưa có kinh nghiệm và kỹ năng, công việc dọn phòng là chiếc phao cứu sinh mà chị có thể bám vào trong thời điểm đó. Thế là chị làm dọn phòng trong 6 tháng, sau đó chuyển sang làm phục vụ bàn, pha chế cà phê. Sang năm thứ 3, chị đổi sang những công việc cao cấp hơn, từ tiếp tân, đặt phòng rồi đến vị trí dịch vụ khách hàng cho một công ty du lịch chuyên đặt phòng online trên toàn thế giới.
Một năm sau, ông chủ thấy chị nói tiếng Anh tốt nên chị được chuyển sang vị trí nhân viên phát triển thị trường , trực tiếp làm việc với các khách sạn khắp nơi ở châu Á để ký hợp đồng với họ.
Khi chị hoàn thành xong chương trình học 4 năm ở Úc thì cũng lên được chức Giám đốc phát triển thị trường của công ty du lịch này.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Chị Nguyễn Phi Vân, chuyên viên nhượng quyền toàn cầu - Ảnh Internet
Năm 2001, 3 năm sau khi đến Úc, lương của chị năm ấy đã bằng lương của người Úc địa phương khi làm cùng vị trí, khoảng 26.000 đôla Úc/năm (khoảng 400 triệu đồng). Chị nhận ra mình đã vượt qua một giai đoạn khó khăn trong cuộc đời và sống sót ở đất khách quê người, lúc này mới hoàn hồn nghĩ tiếp theo mình sẽ làm gì đây?
Tình cờ ở khu vực chị sống, có rất nhiều người Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Singapore và họ dùng tiếng Hoa để giao tiếp hàng ngày, vì thích thú và muốn hiểu họ nói gì nên chị đã đi học tiếng Hoa. Chính điều này đã giúp ích rất nhiều sau này, chị được nhận vị trí Giám đốc phát triển thị trường khu vực châu Á vì một trong những yêu cầu của họ là biết tiếng Hoa.
Đảm nhiệm vai trò Giám đốc Marketing bốn khu vực châu Á, châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi và Trung Đông, chị nhận ra những trải nghiệm đầy khó khăn của bản thân vào những năm đầu đặt chân lên nước Úc hoàn toàn không vô ích.
Chị thông thạo mọi vị trí từ dọn phòng, phục vụ bàn, tiếp tân, đặt phòng, tổ chức tiệc… nên giờ có cho chị quản lý khách sạn to cỡ nào thì chị cũng làm được.
Chị đã từng trải qua những công việc dưới đáy xã hội nên hoàn toàn thấu hiểu những khó khăn trong mối quan hệ giữa nhân viên và sếp là thế nào.
Chị Nguyễn Phi Vân, chuyên viên nhượng quyền toàn cầu - Ảnh Internet
Giờ đây sau khi đã đi qua 60 quốc gia, ai hỏi điều lớn lao nhất mà chị học được khi đi ra thế giới là gì: Chính là bài học đối nhân xử thế . Con người dù ở bất kỳ đâu trên thế giới cũng đều giống nhau, chỉ cần mình khiêm tốn, học hỏi, chia sẻ và sống tử tế với họ thì mọi chuyện đều rất dễ dàng.