interne
Chị Phạm Phương Thảo - Ảnh Internet
khởi nghiệp từ nhu cầu của bản thân
ý tưởng khởi nghiệp đến với Phạm Phương Thảo ở giai đoạn chị… có bầu. Chị nói trong giai đoạn này, cả nhà cùng tìm nguồn thực phẩm sạch để an toàn cho thai nhi, tuy nhiên đi tìm tất cả các nguồn thì lượng rau củ hữu cơ (organic) rất ít, chủ yếu các loại xà lách, cà chua,... vốn giành cho khách hàng nước ngoài ở Việt Nam. Trong khi đó, rau muống, mồng tơi,... được nhiều người Việt thích ăn lại không có. Thế là chị nung nấu ý định tìm nguồn sản phẩm hữu cơ phục vụ cho người Việt.
Chị mày mò tìm trên mạng, thấy rau sạch hữu cơ (organic) là không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giống biến đổi gen, môi trường canh tác cũng phải sạch, đất, nước không bị nhiễm kim loại nặng, vườn không ở vùng ô nhiễm hay ở gần vườn trồng rau truyền thống phun thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật...Với các tiêu chí này, rau hái xong, rửa sơ qua là có thể ăn nên tôi ấp ủ giấc mơ gầy dựng một cửa hàng rau và thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe.
Hành trình khởi nghiệp
Năm 2013, chị Thảo mở cửa hàng Organica đầu tiên. Chị thuyết phục nông dân trồng rau hữu cơ, không bón phân. Tuy vậy nguồn hàng vẫn không đủ, chưa kể nhiều khách mua hàng đòi các loại chứng nhận thực phẩm hữu cơ các loại,...
Để có thêm nguồn hàng và hiểu rõ những khó khăn của nông dân, chị Thảo quyết định… bán nhà, dùng tiền đầu tư trang trại. Không hề có kinh nghiệm gì về nông nghiệp, đứng trước mảnh đất trống đầy cỏ, chị Thảo chết lặng vì không biết bắt đầu từ đâu, thế là thuê công ty tư vấn. Những ngày làm trang trại thực phẩm hữu cơ của chị Thảo bắt đầu như thế.
"Bắt tay vào làm trang trại mới thấy nhiều cái khó và vất vả", chị Thảo cho biết. Từ người chỉ làm phân phối, bây giờ phải làm việc với nông dân, nhổ cỏ bằng tay, học cách ủ phân, làm thuốc bảo vệ thực vật từ sinh vật và các cây cỏ dược liệu, dựng nhà lưới, xây dựng hệ thống tưới tiêu, xây nhà ở cho nông dân và khó nhất là tìm được người biết làm organic .
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Phạm Phương Thảo tại một trong chuỗi bốn cửa hàng bán lẻ của mình- Internet.
Đặc biệt, phải biết cách xoay vòng vốn, bởi làm trang trại rau hữu cơ đòi hỏi vốn lớn gấp nhiều lần làm trang trại rau sạch. Đơn cử, vườn rộng 2ha với một sào nhà lưới tiêu tốn khoảng 60 triệu đồng, và phải có tiền ứng trước cho nông dân trồng rau. Song, "xót ruột" nhất là thời gian đầu không bán được nhiều sản phẩm nhưng vẫn phải bao tiêu cho nông dân nên nhiều lúc rau tồn bị hư hỏng, phải đổ bỏ.
Sau khi có trang trại và nguồn hàng từ nông dân, thấy cửa hàng còn thiếu gia vị và các loại thực phẩm đặc trưng khác, chị Thảo quyết định phải có thêm yến mạch, dầu oliu,... nên buộc phải nhập từ nước ngoài.
"Hơn 2 năm trôi qua, với sự giúp đỡ của một công ty tư vấn mà tôi đã mạnh dạn thuê để có thể làm đúng ngay từ đầu về chuyện: Làm thế nào để phân khu, phân luống, làm hàng rào bảo vệ và các tiêu chuẩn khác. Phần kinh khủng nhất là ghi chép. Tưởng đơn giản nhưng riêng việc đào tạo để nông dân ghi chép thôi thì chỉ vì việc đó, họ sẵn sàng nghỉ việc", chị Thảo kể.
Chị Phạm Phương Thảo - Ảnh Internet
Hơn 2 năm sau, trang trại của chị Thảo được công nhận 2 chứng nhận hữu cơ của châu Âu và Mỹ.
Hiện Organica có 6 trang trại ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Đồng Nai, Ba Vì (Hà Nội) và 4 cửa hàng (3 tại TP HCM và 1 tại Đà Nẵng). Điều trăn trở lúc này của Thảo là suy nghĩ về việc trồng loại cây gì mà số lượng lớn, có thể vừa bán được ở cửa hàng, vừa bán sỉ ở ngoài.