Nhiều thập kỷ qua, New York, London hay Tokyo vẫn được biết đến như những trung tâm tài chính số một thế giới.
Thế nhưng, toàn cầu hóa và sự lên ngôi của những nền kinh tế hướng đông đã góp vào danh sách Global Financial Cities Index những cái tên mới mẻ đến từ khu vực các quốc gia đang trên đà phát triển như Đông Á, Trung Đông và cả châu Phi.
Cùng điểm mặt 10 thành phố có bước tăng trưởng thần tốc trong nỗ lực trở thành tụ điểm tài chính – chứng khoán hàng đầu thế giới chỉ trong vài năm trở lại đây.
10. Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan
Tăng 9 bậc so với thứ hạng năm 2009, có ai ngờ thành phố khá xa lạ với phần đông chúng ta đã qua mặt cả những tên tuổi đình đám khối Bắc Âu như Moscow (Nga) và Warsaw (Ba Lan) để lọt top 10 thủ phủ tài chính tiềm năng nhất thế giới.
9. Bangkok, Thái Lan
Mặc cho những biến động chính trị và trật tự xã hội có phần bất ổn sau các vụ biểu tình phe phái và đánh bom khủng bố, không thể phủ nhận “quyền lực” đang lên của Thái Lan tại Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Như vậy, chỉ sau 5 năm, thủ đô Bangkok của Thái Lan đã tăng 11 bậc trong bảng xếp hạng, trở thành trung tâm tài chính có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 9, theo Global Financial Cities Index.
8. Kuala Lumpur, Malaysia
Tiếp tục là một đại diện Đông Nam Á, Kuala Lumpur còn có bước tăng tốc nhanh chóng hơn cả Bangkok, vươn lên tới 13 bậc so với thứ hạng năm 2010. Có thể thấy thị trường vốn Malaysia ngày càng có tầm ảnh hưởng tại châu Á và thế giới.
7. Doha, Qatar
Không có gì khó hiểu khi Doha xuất hiện trong danh sách năm nay, bởi với những nỗ lực của mình, thành phố A-rập này đã được biết tới nhiều hơn hẳn chỉ trong vòng nửa thập kỷ qua, tăng 16 bậc về quy mô cũng như tầm vóc thị trường tài chính của mình.
6. Panama, vị thế đắc địa trên vùng biển Đại Tây Dương - Thái Bình Dương
Cũng bởi vị thế này mà Panama đứng trước những cơ hội giao thương hàng hóa lớn “kéo” theo triển vọng giao dịch tài chính sôi động, giúp thành phố này tăng tới 13 bậc chỉ số chỉ từ năm 2013. Một thành tích thật sự ấn tượng.
5. Casablanca, Maroc
Đứng thứ 5 về khả năng tăng tốc chính là thành phố Maroc đã đi vào thi ca, phim ảnh, với bước nhảy vọt 20 bậc trong bảng xếp hạng Financial Cities chỉ trong vỏn vẹn có 1 năm, qua mặt tất cả những tụ điểm kinh tế, tài chính khác của Trung Đông và Bắc Phi trong năm 2015.
4. Seoul, Hàn Quốc
Không thể phủ nhận năng lực của quốc gia Đông Á, láng giềng của siêu cường kinh tế Nhật Bản với sự vươn mình đáng kinh ngạc trong một thập kỷ trở lại đây. Trên phương diện tài chính chứng khoán, Seoul đã tăng 21 bậc trong bảng xếp hạng các thành phố dẫn đầu kể từ năm 2010, còn trên phương diện dịch vụ ngân hàng, Seoul hiện là tụ điểm sôi động và phát triển nhanh thứ 5 trên thế giới.
3. Johannesburg, Nam Phi
Đây không phải lần đầu tiên Johannesburg khiến thế giới phải kinh ngạc trước tốc độ tăng tưởng kinh tế, tài chính của mình. Năm 2010, Global Financial Cities Index ghi nhận thành phố này vươn lên từ thứ hạng 54 lên 32, còn sang đến năm nay, thành phố châu Phi đã lọt top 3 thủ phủ tài chính tiến bộ nhanh nhất thế giới.
2. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Cùng là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biến động chính trị và tình hình kinh tế còn nhiều bấp bênh, song Istanbul vẫn nỗ lực không ngừng để cải thiện diện mạo tài chính. Chỉ sau 5 năm, thủ đô lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ đã tự mình vươn lên tới 30 hạng, giữ vị trí Á quân về tốc độ tăng trưởng tài chính – chứng khoán.
1. Riyadh, Arap Saudi
Đứng đầu bảng danh sách Global Financial Cities năm nay chính là Riyadh, đô thị Arap phồn hoa và có bước nhảy vọt về mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã hội chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Như vậy, kể từ năm 2010, thành phố này đã tăng tới 55 bậc xếp hạng, trở thành một trong những thủ phủ tài chính “thay da đổi thịt” nhanh nhất, ấn tượng nhất của xứ Arap nói riêng và thế giới nói chung.