Wikipedia là nơi chia sẻ kiến thức vô cùng rộng lớn. (Ảnh: Internet)
Mới đây, đã có cảnh báo liên quan đến việc một bộ phận nhỏ người vô ý thức, lợi dụng tính năng sửa bài của Wikipedia đã thường xuyên vào chỉnh sửa thông tin trong trang Wikipadia tiếng Việt gây sai lệch thông tin, thậm chí hiểu lầm.
Như chúng ta đã biết, Wikipedia là trang “bách khoa toàn thư mở”, tức là chúng ta có thể cung cấp các nội dung mà mình biết lên đó. Nhưng lợi dụng tính năng này, rất nhiều người “rảnh nhảm” lên đó sửa lại nội dung theo ý thích mà không hề lường trước hậu quả.
Như hình ảnh dưới đây, trang thông tin về nhà bác học Isaac Newton bị sửa chữa theo cách rất phản cảm. Có thể ý đồ tác giả chỉ là sự mua vui, đùa cợt nhưng điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến những người muốn tìm hiểu về nhà bác học này. Đó là chưa kể những đánh giá “vơ đũa cả nắm” về ý thức con người Việt Nam.
Nội dung thông tin về nhà bác học Isaac Newton bị chỉnh sửa. (Ảnh: Internet)
“Hàng giờ, thậm chí hàng phút, chúng tôi phải vào Wikipedia Tiếng Việt để theo dõi các nội dung đăng tải để từ đó đưa ra hướng xử lí thích hợp. Kẻ phá hoại thường chỉnh sửa các nội dung ‘nóng’, mang tính chất thời sự, các vụ việc đang gây chú ý...”, anh Trương Tuấn Nghĩa - tình nguyện viên của Wikipedia Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Hà Nội – trao đổi với trang Zing.vn.
Việc mọi người có thể chỉnh sửa thông tin trên Wikipedia... (Ảnh: Internet)
Theo anh Nghĩa, bên cạnh những nội dung mang ý nghĩa đùa cợt, còn có nhiều người hành động có chủ đích. Họ lên Wikipedia thay đổi nội dung nhằm bêu xấu một doanh nghiệp, cá nhân hay một nghệ sĩ nào đó vì mục đích riêng.
“Với các hành động dù mục đích nào, chúng tôi cũng sẽ theo dõi lịch sử chỉnh sửa để đưa ra hướng xử lí. Hiện với các nội dung đó, chúng tôi chỉ cho phép các tài khoản lâu năm, thường xuyên hoạt động mới được phép sửa nội dung. Các tài khoản thường xuyên phá hoại sẽ được chúng tôi gửi thông báo cảnh cáo, nếu lặp lại sẽ bị khóa vĩnh viễn, thậm chí là chặn truy cập”, anh Nghĩa nhấn mạnh.
...khiến nhiều cá nhân lợi dụng cho mục đích riêng. (Ảnh: Internet)
Anh cũng nói thêm rằng các bài viết bị chỉnh sửa thường xuyên sẽ bị khóa tính năng này trong một thời gian trước khi mở lại.
Trước đó, cũng đã có nhiều trường hợp chỉnh sửa Wikipedia vô tội vạ, ví dụ như trường hợp thí sinh Nguyễn Cao Kỳ Duyên (sinh năm 1996) đã giành ngôi vị Hoa hậu Việt Nam; nhưng do tên cô trùng với 1 MC hải ngoại nên thay vì tạo trang mới, cộng đồng đã “nghiễm nhiên” sửa đổi nội dung giới thiệu về cô MC (49 tuổi)... thành hoa hậu.
"Nạn nhân" Nguyễn Cao Kỳ Duyên khi bị chỉnh sửa sai lệch thông tin. (Ảnh: Internet)
Cũng theo anh Nghĩa, việc chỉnh sửa các trang Wikipedia trên thế giới không hiếm. Ví dụ như danh hài Rowan Atkinson (đóng vai Mr.Bean) bị chỉnh sửa là...đã chết, hay thông tin ngày mất của Michael Jackson cũng bị thay đổi...