Phơi bánh tráng. |
Cá
ch chế biến món ăn từ bánh rất phong phú và đa dạng. Tùy theo sở thích của từng người, bánh tráng dày được phơi khô, đem nướng lên, bẻ nhỏ ăn với tiết canh hoặc kèm thịt luộc, gỏi cá. Trong các món ăn như nhộng rang, hến xào, đu đủ ngâm dấm… bánh tráng vừa là thành phần của thức ăn, vừa làm thìa để xúc, rất tiện lợi. Có người ví von các âm thanh rôm rốp khi bẻ bánh tráng trong bữa giỗ, ngày Tết cũng như lời chào hỏi, chúc tụng vậy. Một bữa tiệc ở nhà quê, nếu thiếu bánh đa nướng giòn, cũng như thịt gà luộc xé phay mà thiếu rau răm, muối tiêu, nó sẽ trở nên nhạt nhẽo. Hơn nữa, tiếng rôm rốp khi bẻ bánh cũng như khi nhai bánh, hàm chứa mơ ước no đủ, thể thiện sự hỉ hả người nông dân được sống trong niềm vui được mùa.Bánh tráng cuốn rau sống, thịt ba chỉ chấm nước mắm ngon hay với nem nướng kèm theo vài lát chuối chát, khế chua. Ngày giỗ, bánh còn được gói với tôm, tép hành ở giữa, rán lên vàng ửng trông hấp dẫn.
Tuy là món ăn quanh năm nhưng vẫn phổ biến vào dịp Tết. Bánh làm trong dịp này được chăm chút hơn và ít có vị mặn của muối hơn. Nếu cuốn thịt kho tàu, trứng vịt hay thịt luộc với dưa cải, củ kiệu, bánh chưng xanh mà thiếu nó thì kể như chưa đủ hương vị Tết.
Nghề làm bánh ở Củ Chi có tính truyền thống và chỉ là nghề thủ công. Song những sản phẩm từ một làng quê nghèo hiện đã len lỏi đến những quán ăn, nhà hàng sang trọng, góp phần vào văn hoá ẩm thực đặc trưng của dân tộc.
(Theo Thời Trang Trẻ).
Có thể bạn quan tâm: