Đã hơn một lần có người nhắc nhở chị: “Là phụ nữ hãy sống cho bản thân mình một chút, đừng có lúc nào cũng gồng mình vì chồng vì con như thế. Rồi có ngày rước khổ vào thân”. Chị ậm ờ, gật gật rồi đâu lại vào đấy.
Ảnh minh họa
Cũng phải, chị sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Từ nhỏ đã phải cùng mẹ lam lũ kiếm cơm. Lớn lên lấy chồng, những tưởng may mắn được “sa” vào gia đình khấm khá vì nhà anh có hẳn một trang trại chăn nuôi gà vịt và trồng cây chè, thi thoảng cũng có đồng ra đồng vào. Nhưng tính chị hay lam, hay làm, chồng chị lại thuộc thành phần ham chơi lười lao động.
Ảnh minh họa
beforeAfter('.before-after');
.tacgia, .tacgia a {color: #999;font-weight: normal;padding-top: 10px;display: inline-block;}.tacgia .pencil{padding-right: 18px;height: 14px;background-position: -57px 0;display: inline;margin-right: 5px;background-image: url('http://kenh143.vcmedia.vn/skin/icons.png');background-repeat: no-repeat;} Theo Nguyễn Lam / Trí Thức Trẻ Cái số chị khổ. Chị lúc nào cũng tất bật, vội vã. Nhìn dáng chị đi như muốn ngã chồm về phía trước, có 100 người gặp thì đến 99 người cho rằng chị khổ. Hàng xóm xung quanh thường đùa: “Chưa bao giờ thấy chị ngồi được cho nóng ghế”.
Từ ngày lấy vợ, như người ta thì phải tu chí làm ăn nuôi vợ, nuôi con, đằng này anh lại ỷ toàn bộ công việc cho chị rồi thỏa chí vui chơi. Bao nhiêu việc trong nhà từ nhỏ đến lớn chị đều làm hết. Người ta bảo chị dại “ôm rơm làm gì cho nặng bụng”, phải phân công lao động việc vợ vợ làm, việc chồng chồng làm. Đằng này việc gì chồng không làm chị đều làm hết kể cả việc nặng nhọc của đàn ông chị cũng gồng mình lên mà làm.
Chồng chị “được đà” lại không biết nghĩ cho vợ, thấy chị “ôm” hết việc anh lại càng sướng, nghĩ mình không làm để đó có người khác làm. Lâu dần thành quen, anh chỉ muốn đánh xe đi vòng vòng thăm hỏi bà con, đi giỗ tết, bế con đi chơi... chứ không mấy khi đả động đến nương vườn. Chị có nói thì anh bảo: “Để đấy”, nhưng thấy anh “để đấy” mãi chị lại sốt ruột rồi lại lăn xả vào làm. Suốt ngày chị chỉ biết lầm lũi làm việc từ sáng cho đến đêm mà chẳng dám cho phép bản thân mình nghỉ ngơi một chút. Bởi thế, thua anh gần chục tuổi mà trông chị giống như là chị gái của anh vậy.
Hè rồi, cái nắng oi ả của miền Trung kèm theo những đợt gió Lào thô ráp khiến cho trang trại gà vịt nhà chị đổ bệnh, vườn chè nhà chị bị chết cháy. Bao nhiêu vốn liếng đều đổ ra sông ra biển, gia đình chị lâm vào cảnh lao đao. Người ta nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, đáng nhẽ lúc này đây chồng chị phải đứng ra nghĩ cách cứu nguy cho gia đình, thì anh lại cứ đủng đỉnh, nghĩ như không phải việc của mình. Chị lại phải gồng mình lên chống đỡ. Chị đành chấp nhận xa nhà, xa con cùng một số người trong làng đi xuất khẩu lao động sang Malaysia kiếm sống, để chồng ở nhà chăm con.
Ảnh minh họa
Nơi xứ người chị cố gắng làm việc chăm chỉ, tiết kiệm chi tiêu hết mức có thể để gửi về cho chồng con ở quê. Nhưng chị đâu có ngờ trong khi chị ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc tích cóp từng đồng gửi về nhà thì chồng chị ở nhà không phải làm gì lại còn được ăn sung mặc sướng rồi sinh ra “rửng mỡ” đi ngoại tình. Xa vợ, tiền lúc nào cũng rủng rỉnh trong túi chồng chị lại sinh hư. Anh cặp kè với người đàn bà khác và dùng chính những đồng tiền mồ hôi nước mắt của chị để cho người tình.
Chuyện rồi cũng đến tai chị. Chị chết lặng, bao nhiêu công sức, bao nhiêu sự cố gắng của chị đều đổ ra sông ra biển. Chị hận gã chồng phụ bạc, chị thương số mình lận đận. Lắm lúc chị muốn bỏ tất cả để về làm cho ra nhẽ, nhưng hợp đồng còn chưa đáo hạn, “đào ngũ” rất dễ phải ngồi tù, rồi con chị sẽ ra sao? Nhưng cứ tiếp tục ở lại làm việc chị cũng chẳng yên tâm chút nào. Chị ngổn ngang, băn khoăn không tìm được cho mình một lời giải đáp. Đầu óc chị lúc nào cũng ở thái cực “dùng dằng” nửa ở, nửa về.
Giờ thì chị đã “sáng mắt”. Sự hi sinh, sự gồng mình của chị cho gia đình không được đáp trả. Ngược lại điều đó lại khiến cho chị phải nhận bao cay đắng thiệt thòi.
Có thể bạn quan tâm: