Doanh nhân Trần Uyên Phương - Ảnh Internet
Là một phụ nữ trẻ thành đạt, Uyên Phương thường xuyên được mời tham gia vào các buổi tọa đàm, hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình. Người ta vẫn thường hỏi bà bí quyết giúp bà thành công và có thể quản lý một bộ phận marketing được xem là linh hồn của một tập đoàn giải khát lớn nhất nứơc ở tuổi đời rất trẻ. Bà thường chia sẻ rằng bí quyết đó là niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm. Đối với Bà, công việc là sự nghiệp, làm việc là thú vui, là một cách giải trí. Chính nhờ vậy, Bà mới có thể xoay chuyển và tự cân bằng khối lượng công việc khổng lồ mà bà đang điều hành.
Không có một công thức chung nào cho thành công hay hoạt động khởi nghiệp
Khi được hỏi về bí quyết thành công, bà Trần Uyên Phương chia sẻ: "Có lẽ, câu hỏi được nhiều người đặt ra khi tiếp xúc với tôi đó là bí quyết nào để khởi nghiệp thành công. Đây thực sự là câu hỏi vô cùng khó khi được nhiều người đặt ra, đặc biệt là các bạn trẻ đang ở ngưỡng cửa bắt đầu vào đời.
Theo tôi, đây có thể được coi là câu hỏi "triệu đô". Bởi không có một công thức chung nào cho thành công hay hoạt động khởi nghiệp. Như chúng ta thấy, 95% doanh nghiệp khởi nghiệp trong 5 năm đầu tiên là thất bại. Điều duy nhất chúng ta có thể làm đó là nỗ lực, học hỏi, tiếp tục cố gắng. Và khi chúng ta có mơ ước, luôn đau đáu với ước mơ đó và không bao giờ bỏ cuộc thì thành công sẽ đến".
Doanh nhân Trần Uyên Phương - Ảnh Internet
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});Cứ đi rồi sẽ tới
Thất bại rồi lại đứng lên, cứ đi rồi sẽ tời, để minh chứng cho việc này, bà Phương kể một câu chuyện thực tế của Tân Hiệp Phát: "Khi Tân Hiệp Phát xác định sứ mệnh toàn cầu, khi đó, trong một cuộc họp có tất cả các giám đốc khối và hội đồng quản trị, khi thấy sếp Thanh đề ra mục tiêu đưa Tân Hiệp Phát vươn tầm châu Á và xa hơn là thế giới, một giám đốc khối đã phản ứng rất gay gắt vì quá sợ.
Khi đó, vị này đã nói rằng: "Xếp thứ nhất Việt Nam còn chưa làm được huống gì đòi phục vụ người tiêu dùng toàn cầu và đạt một vị thế ở châu Á". Nhưng cuối cùng, mục tiêu đó vẫn được thông qua và chúng tôi tin rằng, cứ đi rồi cũng sẽ tới, miễn là sau tất cả thất bại, chúng tôi không bỏ cuộc và không ngừng cải tiến thì tương lai phía trước chúng tôi sẽ đạt được. Bởi khi chúng ta mong muốn đạt được một kết quả khác thì chỉ còn cách chúng ta làm khác đi.
Thất bại – đứng dậy – đi tiếp
Khi được hỏi "Nếu khởi nghiệp thất bại, đứng lên làm lại bằng cách nào?", Trần Uyên Phương trả lời "Thất bại – đứng dậy – đi tiếp".
Vậy, khi thất bại rồi, chúng ta sẽ làm gì? Có nhiều bạn đặt câu hỏi cho Phương rằng, nếu thất bại, ngã đau rồi liệu có đứng dậy được không? Câu hỏi này khiến tôi nhớ đến "Bông hồng sa mạc" Thanh Vũ – người từng chia sẻ với tôi cảm giác chạy 250 cây số mà đến cây thứ 199 toàn thân đau nhức, cảm giác không thể hoàn thành. Tuy nhiên, các bạn thấy đấy, kết quả Thanh Vũ đã chinh phục tới 4 sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, với hành trình hàng nghìn kilomet và chắc chắn cô ấy chưa dừng lại. Vì vậy, câu trả lời khi gặp thất bại hãy đứng dậy và đi tiếp.