Tại Việt Nam, trong khoảng 3 năm trở lại đây đã có gần 10 lần tuyến cáp quang biển AAG bị đứt hoặc phải tạm dừng cho công tác bảo trì nên gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng mạng Internet của Việt Nam với quốc tế.
Mỗi lần tuyến cáp quang aag gặp sự cố thì việc hàn nối sửa chữa kéo dài trong khoảng 2 - 3 tuần. Trong thời gian đó, tất cả các dịch vụ dùng kết nối Internet như Facebook, Gmail, Youtube...đều bị ảnh hưởng, tốc độ cực kì chậm.
Tuyến cáp AAG thường xuyên gặp sự cố. (Ảnh: internet)
Tuy nhiên, mới đây, Google tuyên bố đã chính thức đưa tuyến cáp Faster đi vào hoạt động với tốc độ truyền tải dữ liệu siêu nhanh lên đến 60 TB/giây kết nối giữa Nhật Bản với bờ biển Tây Mỹ và trở thành đường cáp xuyên Thái Bình Dương. Điều này đồng nghĩa với việc các nước châu Á trong đó có Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ tuyến cáp quang Faster của Google và các đối tác.
Tuyến cáp FASTER trị giá 300 triệu USD. (Ảnh: internet)
Ông Urs Holzle, phụ trách mảng cơ sở hạ tầng của Google khẳng định: "FASTER sẽ giúp cho tốc độ Internet trở nên nhanh hơn, tốt hơn và ổn định hơn cho người dùng của chúng tôi tại châu Á".
Tuyến cáp FASTER xuyên Thái Bình Dương này dài 9.000 km kết nối giữa Oregon (Mỹ) và hai điểm tại Nhật Bản. Tập đoàn NEC là đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng cáp ngầm cho 5 nhà mạng châu Á tham gia vào dự án là: China Mobile International, China Telecom Global, Global Transit, KDDI và Singapore Telecommunications.
Cáp Faster có 2 trạm nối tại Nhật Bản. (Ảnh: internet)
Tuyến cáp quang Faster sẽ phục vụ cho nhu cầu trao đổi dữ liệu của người dùng Internet giữa 2 bờ Thái Bình Dương. Các chuyên gia nhận định, tuyến cáp Faster có tốc độ gấp 10 triệu lần so với tốc độ truyền tải của các loại cáp thông thường. Thiết kế trên công nghệ truyền dẫn cáp quang 100Gbps mới nhất, dự đoán sẽ đáp ứng gấp 4 lần nhu cầu băng thông giữa châu Á và Bắc Mỹ.
Theo thống kê, có khoảng có khoảng 200 hệ thống cáp quang ngầm dưới đáy biển trên khắp thế giới, giúp truyền tải 95% lương lượng Internet trên toàn cầu. Hiện tại, Việt nam có 5 hướng kết nối quốc tế chính (IA, AAG, APG, SMW3 và AAE1). Trong đó khoảng 30-40% lưu lượng Internet quốc tế của Việt Nam phải thông qua tuyến cáp AAG, đây là tuyến kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ.
Tuyến cáp Faster có tốc độ truyền tải lên đến 60 TB/giây. (Ảnh: internet)
Tuy nhiên, kể từ khi chính thức hoạt động từ năm 2009, AAG lại thường xuyên bắt gặp các sự cố và phải liên tục dừng hoạt động để bảo trì. Đây là lí do càng về sau, các nhà mạng tại Việt Nam đang dần hạn chế sự ảnh hưởng vào cáp quang AAG bằng cách thay thế dần bằng những tuyến cáp khác.