công viên Tao Đàn là một trong những công viên lớn nhất TP. HCM nằm tại Trung tâm quận 1 và được bao xung quanh bởi những con đường lớn nhộn nhịp, hối hả.
Đây là điểm hẹn của rất nhiều người dân thành phố vào mỗi sáng sớm.
Người đến công viên dạo bộ dưới những tán cây bóng mát và hít thở bầu không khí trong lành, người thì hứng khởi luyện tập thể thao và trò chuyện cùng mọi người, cùng cảm nhận sự thư thái trong nhịp sống đô thị hối hả.
Tại công viên này, nhiều cây cổ thụ, xà cừ, gỗ quý có tuổi thọ từ rất lâu đời.
Thế nhưng để xây dựng nhà ga Tao Đàn thuộc tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) thì sẽ phải thu hồi 2.100 mét vuông đất công viên, và phải đốn hạ 33 cây xanh, trong đó có nhiều cây lâu năm, quý hiếm.
Dự án xây dựng tuyến metro Bến Thành - Tham Lương được người dân mong đợi rất nhiều nhưng phải hy sinh một phần đất công viên cũng khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.
Qua kiểm tra, UBND quận 1 cho biết trên diện tích đất này có 33 cây xanh bị ảnh hưởng, trong đó có một số cây gỗ quý. Để xử lý vấn đề này, UBND quận 1 đã kiến nghị lên UBND TP giao cho Sở Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan đưa ra phương án xử lý số cây xanh này.
Khu vui chơi cho trẻ em.
Năm 1992, Đền tưởng niệm các vua Hùng được xây dựng trong công viên, và được trùng tu vào cuối năm 2011.
Hàng năm, Hội hoa xuân trong công viên là điểm đến quen thuộc của người dân dịp Tết nguyên đán.
Trong tương lai, đây sẽ là nơi xây dựng nhà ga S2 – Tao Đàn thuộc dự án metro số 2.
"Lá phổi xanh" của thành phố sẽ bị thu hẹp.
Một góc công viên trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Đường Trương Định đầy bóng mát nhờ hai hàng cây của công viên Tao Đàn. Đây là con đường chạy giữa công viên, chia công viên làm hai phần.
Mùa thu, những chiếc lá vàng rơi rụng khắp nơi.
Mặc cho nhịp sống bên ngoài hối hả, các con đường đầy bụi bẩn và xe cộ inh ỏi, thì lúc nào công viên tao đàn cũng yên bình và tươi mát.
Toàn bộ khu đất ở công viên Tao Đàn trước đây thuộc khuôn viên Dinh Toàn quyền của Pháp. Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt còn lại là rue Chasseloup-Laubat phía bắc, rue Verdun phía tây, và rue Taberd phía nam. Khu vườn chính thức mang tên Jardin de la Ville, nhưng người Việt quen gọi đó là Vườn Ông Thượng hay Vườn Bờ-rô.Tiếp theo thành phố xây dựng thêm cơ sở trong khu vườn cho Hội Hiếu nhạc năm 1896, Hội Tam Điểm năm 1897, và Câu lạc bộ Thể thao sài gòn năm 1902 gồm sân đá bóng, hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá bóng đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội bóng ngoại quốc đến đấu.Năm 1926, ở góc đường Chasseloup-Laubat và Verdun chính phủ lại xây thêm Viện Dục nhi để giáo dục trẻ em. Sau khi người Pháp rút lui, Dinh Toàn quyền trở thành phủ Tổng thống và tên vườn đổi là "Vườn Tao Đàn". Bốn con đường xung quanh cũng đổi tên thành đường Huyền Trân Công chúa, Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai), Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng 8), và đường Nguyễn Du.
Sau năm 1975, Vườn Tao Đàn đổi tên là "Công viên Văn hoá Tao Đàn", và có khu dành riêng cho trẻ em chơi. Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn cũng đổi tên là Câu lạc bộ Văn hóa, với một số cửa hàng buôn bán và Cung Văn hóa Lao động Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vườn vẫn được biết đến với đặc trưng là có nhiều cây xanh. Công viên còn là nơi trưng bày triển lãm hoa xuân mỗi dịp trước Tết Nguyên Đán.